agribank-vietnam-airlines

Đảm bảo khách hàng được hưởng tiện ích hơn

Minh Khôi thực hiện
Minh Khôi thực hiện  - 
7 ngân hàng Việt đầu tiên gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBANK vừa chính thức công bố ra mắt sản phẩm thẻ chip nội địa. Nhân dịp này, Thời báo Ngân hàng đã có trao đổi với ông Đào Minh Tuấn - Phó tổng giám đốc Vietcombank, Chủ tịch Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam xung quanh việc “chip hóa” thẻ ATM.
aa
Thẻ chip chuẩn EMV: Tổng quan những điều cần biết
Chính thức ra mắt thẻ chip nội địa
Đảm bảo khách hàng được hưởng tiện ích hơn
Ông Đào Minh Tuấn

Việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa tác động thế nào tới khách hàng, thưa ông?

Trước hết phải khẳng định việc thay đổi công nghệ trong hệ thống ngân hàng, ở đây là công nghệ thẻ, là không được làm ảnh hưởng tới khách hàng, kể cả việc sử dụng thẻ cũng như các dịch vụ ngân hàng cung cấp; thậm chí phải mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng.

Với việc chuyển đổi này, khách hàng đang dùng thẻ từ chuẩn nội địa thì nay bắt đầu nhận được thẻ chip theo chuẩn chip nội địa Việt Nam sẽ không có cảm nhận về sự thay đổi trong sử dụng, nhưng sẽ có cảm nhận thay đổi về dịch vụ được hưởng từ ngân hàng nhiều hơn. Mục tiêu đầu tiên khi chuyển đổi chuẩn này là nâng cao tính bảo mật. Bởi đặc tính quan trọng của thẻ chip là mức độ an ninh, an toàn, chống giả mạo hơn thẻ từ, nên người dân có thể yên tâm hơn nhiều với việc sử dụng thẻ chip nội địa.

Chúng tôi cũng đang có những khuyến nghị với Chính phủ thông qua NHNN, Hiệp hội Ngân hàng về việc khuyến cáo các đơn vị cung cấp các dịch vụ tiện ích công như các trung tâm hành chính công, các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông công cộng, mua bán hàng hoá dịch vụ nhỏ lẻ... cũng áp dụng chuẩn này để đảm bảo theo khẩu hiệu: Một quốc gia - một thẻ. Làm sao để chỉ với một thẻ ngân hàng phát hành, khách hàng có thể sử dụng đa dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tiện lợi cho người sử dụng.

Chi phí chuyển đổi thẻ từ sang chip khá cao. Với chủ thẻ, phí chuyển đổi sẽ được tính thế nào, thưa ông?

Đúng vậy, chi phí chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nói chung không nhỏ. Tuy nhiên chúng ta có lợi thế của người đi sau. Ví dụ cách đây khoảng 10 năm thì giá của một thẻ chip cao hơn rất nhiều so với thẻ từ, nhưng hiện nay đã giảm đi khá nhiều. Thêm nữa, hầu hết các ngân hàng thời gian qua đã chủ động có sự đầu tư với các thiết bị chấp nhận thẻ có tương thích cả thẻ từ và thẻ chip nên việc chuyển đổi cũng không phải vấn đề quá lớn.

Các ngân hàng sẽ đều phải tính toán cân nhắc trong việc áp dụng mức phí cho khách hàng, quan trọng là đảm bảo việc chủ thẻ khi thay thế thẻ mới phải được hưởng tiện ích lớn hơn. Nếu ngân hàng có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ, sản phẩm tốt hơn cho khách hàng thì có thể xem xét áp dụng thu phí cho phù hợp để trang trải chi phí đầu tư. Còn hiện chưa có chủ trương thay đổi thẻ ngân hàng phải thu phí.

Theo lộ trình NHNN đưa ra thì đến cuối năm nay, ít nhất 30% số thẻ đang lưu hành phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Các ngân hàng cần hành động thế nào để đạt mục tiêu này?

Thông tư 41/2018/TT-NHNN đã quy định lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa. Theo đó, đến 31/12/2019, các NHTM thực hiện chuyển đổi ít nhất 30% số lượng thẻ từ nội địa, 35% số lượng ATM và 50% số lượng POS hiện có sang công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc. Toàn bộ máy ATM và POS trên thị trường đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn TCCS vào 31/12/2020. Và chậm nhất vào 31/12/2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ TCCS về thẻ chip nội.

Trước khi Thông tư được ban hành, cơ quan quản lý đã lấy ý kiến của các NHTM, nên các ngân hàng đều đã xác định lộ trình chuyển đổi, cam kết với cơ quan quản lý cũng như thị trường về việc chuyển đổi này. Nếu nói về khó khăn trong việc chuyển đổi lần này, tôi cho rằng thực ra không hoàn toàn xuất phát từ phía ngân hàng, mà nhiều khi là ở khách hàng. Sẽ có trường hợp chủ thẻ hiện đang sử dụng thanh toán bình thường, chưa có nhu cầu thay đổi nếu ngân hàng chưa gia tăng tiện ích. Nên cách thức truyền thông, tổ chức thay thế thẻ ra sao để khách hàng hiểu lợi thế của sử dụng thẻ chip sẽ tuỳ thuộc mỗi ngân hàng, đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2021 là 100% thẻ ATM được chuyển đổi sang thẻ chip.

Xin cảm ơn ông!

Tháng 10/2018, NHNN có Quyết định số 1927/QĐ-NHNN công bố Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về thẻ chip nội địa. Bộ tiêu chuẩn bao gồm 10 TCCS về các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc tại Việt Nam. Việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn này được kỳ vọng sẽ nâng cao độ đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thẻ ngân hàng, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển thêm các tính năng, tiện ích của thẻ ATM. Đây là bộ TCCS đầu tiên quy định chi tiết và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật thẻ thanh toán nội địa tại Việt Nam theo công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc, được NHNN xây dựng theo hướng tương thích với chuẩn EMV.

Ngày 28/12/2018, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 41/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2019 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó có yêu cầu: Tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) phải tuân thủ TCCS về thẻ chip nội địa khi phát hành thẻ khi có BIN do NHNN cấp và áp dụng đối với ATM, thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán của TCTTT; Quy định lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đối với TCPHT và TCTTT.

Tính đến hết quý I/2019, các đơn vị đã phát hành 158 triệu thẻ với hơn 18.668 máy ATM và trên 261.705 POS được lắp đặt. Năm 2018, số lượng giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ ngân hàng đạt gần 230 triệu giao dịch (tăng 19% so với năm 2017) với tổng số tiền giao dịch là 592.000 tỷ đồng.

Minh Khôi thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data