agribank-vietnam-airlines

Đại biểu vẫn rất băn khoăn về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Sáng 23/11/2023, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Một trong những vấn đề thu hút nhiều ý kiến đóng góp là nội dung quy định về hưởng BHXH một lần.
aa
Không nên rút bảo hiểm xã hội một lần

Cả hai phương án trong dự thảo đều chưa “trọn vẹn”

Hiện dự thảo Luật đề xuất 02 phương án (tại điểm đ, khoản 1, Điều 70). Cụ thể, Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau: Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/07/2025) thì không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga

Góp ý về vấn đề này, đại biểu Nguyễn thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Hiện dự thảo Luật đề xuất 2 phương án, nhưng đại biểu cho rằng phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút BHXH một lần. Tuy nhiên phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần. Do vậy theo đại biểu, Luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Tranh luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) cho biết, nếu chọn Phương án 1 sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động tham gia BHXH trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực. Bởi một trong những lý do chính khiến người lao động rút BHXH một lần trong thời gian qua là để lo cho cuộc sống trước mắt.

Việc rút BHXH một lần trong nhiều trường hợp là nguồn tài chính vô cùng cần thiết để người lao động duy trì, bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt của họ. Như vậy, vô hình dung sẽ không tạo động lực để người lao động trẻ, lao động mới tham gia BHXH; không thực hiện được nguyên tắc công bằng, bình đẳng của BHXH như quan điểm xây dựng luật đã nêu, khiến cho mục tiêu ý nghĩa của chính sách về BHXH không đạt được như Nghị quyết 28 của Trung ương đề ra.

Trong khi đó, nếu chọn Phương án 2 cũng là không hợp lý, vì số tiền người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động cũng là tiền của người lao động. Bên cạnh đó, việc chỉ được rút 50% chưa phải là một phương án tốt hỗ trợ cho người lao động khi họ đang phải đương đầu với những khó khăn ngay trước mắt trong cuộc sống.

Vì các lý do như vậy, đại biểu kiến nghị ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp để xây dựng một phương án thấu đáo, đáp ứng được quyền lợi thực chất và nguyện vọng của người lao động về việc hưởng BHXH một lần.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm ủng hộ phương án người lao động vẫn được rút BHXH một lần và được rút một cách thỏa đáng nhất có thể. Ngoài ra, cần có các hình thức hỗ trợ song song như tín dụng vốn vay ưu đãi cho người lao động kèm theo công tác vận động truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi giúp mọi người nhận diện được lợi ích lâu dài của việc tham gia BHXH, từ đó tự nguyện cam kết thực hiện.

Nên cho rút theo phần người lao động đã đóng

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nhấn mạnh, cần rút kinh nghiệm khi triển khai Điều 60 của Luật BHXH năm 2014, nỗ lực hạn chế việc rút BHXH một lần trước đây không được sự đồng thuận của người lao động. Điều này có thể do tốc độ và mức độ điều chỉnh chính sách rút BHXH một lần chưa phù hợp; một phần do mức độ tin cậy thấp vào hệ thống, đặc biệt là thiếu các hình thức hỗ trợ thay thế thu nhập.

Đại biểu Thạch Phước Bình
Đại biểu Thạch Phước Bình

Trên cơ sở đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần quan tâm các chính sách cụ thể để giải quyết việc rút BHXH một lần theo hướng: Về giảm quyền lợi rút BHXH một lần, cần thực hiện kết hợp giữa giảm một phần tiền được rút BHXH một lần (như Phương án 2) và tăng dần thời gian chờ để được rút bảo khi rút BHXH một lần.

Để người lao động có thêm cân nhắc không rút BHXH một lần, một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là phải thực hiện cách tiếp cận từng bước hướng đến hạn chế dần các động cơ rút bảo hiểm xã một lần, nhưng cũng không tạo ra sự thay đổi đột ngột trong chính sách. Cách tiếp cận từng bước này sẽ giúp tránh nguy cơ tạo ra làn sóng rút BHXH một lần hàng loạt vào năm trước khi luật và các chính sách liên quan có hiệu lực…

Pphần lớn người lao động rút BHXH một lần đều là người trẻ, chưa có tích lũy, đang trong giai đoạn nuôi con nên có thể cung cấp quyền lợi về trẻ em – đang là chế độ an sinh xã hội duy nhất còn thiếu trọng Luật BHXH, nếu đối chiếu với tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội.

Trước khi đi vào đóng góp cụ thể về các quy định như dự thảo Luật liên quan đến nội dung này, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nhắc lại việc Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 93 năm 2015 để cho phép người lao động lựa chọn việc bảo lưu BHXH một lần. Đại biểu bày tỏ băn khoăn là tại sao một chính sách nhân văn như vậy nhưng lại không được người lao động đồng tình. Vì vậy, đề nghị cần tiếp tục làm rõ, bởi vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về mối quan hệ giữa lý luận khoa học pháp lý với tính thực tiễn về sự phù hợp giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn cuộc sống.

Đại biểu Tô Văn Tám
Đại biểu Tô Văn Tám

Đóng góp cụ thể về các phương án, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng nếu áp dụng Phương án 1, thì lo ngại người lao động sẽ không đồng tình. Ở Phương án 2 lại chỉ cho phép người lao động được giải quyết một phần nhưng không quá 50% tổng số thời gian đóng. Do đó, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần tôn trọng, ghi nhận quyền của người đóng BHXH khi họ không còn điều kiện tham gia BHXH nữa.

Đồng thời nên quy định theo hướng là người lao động được lựa chọn hưởng BHXH một lần và khi đó người lao động chỉ được rút phần mình đã đóng, còn phần mà người sử dụng lao động đóng thì được Nhà nước bảo lưu để người lao động tiếp tục đóng hoặc hưởng khi họ hết độ tuổi lao động.

Trong đóng góp ý kiến sau đó, nhiều đại biểu khác đều ủng hộ đề xuất của đại biểu Tô Văn Tám. Cụ thể theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), người lao động đóng tiền bảo hiểm thì được quyền rút, dù trước hay sau khi luật này có hiệu lực, nhưng phần tiền của người sử dụng lao động đóng thì cần phải giữ lại. “Giữ lại để kích thích cho người lao động duy trì đóng bảo hiểm tiếp tục. Tôi rất muốn người lao động giữ lại sổ bảo hiểm của mình để khi tới tuổi nghỉ hưu có lương hưu, để bớt gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, tình hình thực tiễn của Việt Nam khác với một số gia trên thế giới, cho nên tùy tình hình thực tiễn mà mình phải áp dụng làm sao cho phù hợp và đảm bảo theo yêu cầu, lúc đó chúng ta đạt được hiệu quả cao hơn”, đại biểu nói.

Đại biểu Dương Khắc Mai
Đại biểu Dương Khắc Mai

Phát biểu tranh luận, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) chia sẻ trước những băn khoăn của các đại biểu phát biểu trước đó về các phương án rút BHXH một lần và phản ứng của người lao động. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng BHXH là chỗ dựa rất cơ bản của người lao động khi tuổi cao, sức yếu và không thể làm ra của cải vật chất để nuôi mình.

Vì thế, Nhà nước cần có giải pháp để đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí là quy định bắt buộc để người lao động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa cho tuổi già của mình và không để là một gánh nặng cho gia đình, xã hội. “Tôi tán thành với đại biểu Tô Văn Tám và đại biểu Phạm Văn Hòa. Nếu trong trường hợp rút, người lao động chỉ rút phần của mình đóng thôi. Còn phần còn lại của tổ chức đóng được giữ lại, đảm bảo tuổi già cho người lao động”, đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data