agribank-vietnam-airlines

Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc kỹ lưỡng việc nới lỏng điều kiện cho vay

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội trong các ngày 31/10 và 1/11/2023, một số đại biểu đã cho ý kiến về chính sách tiền tệ, tín dụng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần phân tích, đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng việc nới lỏng điều kiện cho vay, nhất là với lĩnh vực bất động sản.
aa
Đại biểu Quốc hội lo ngại tính bền vững của giảm nghèo

Kiểm soát tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến ngày 11/10/2023 đạt 6,29% so với năm 2022 (chậm hơn so với cùng kỳ, tăng 11,12%); tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến tháng 6 là 3,36% cao hơn mục tiêu đề ra đến năm 2025 là dưới 3%.

Tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương), báo cáo chưa nêu rõ số tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực là bao nhiêu. Vị đại biểu nhận định, trường hợp tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực bất động sản ở thời điểm này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu khi phần cung bất động sản đang dư thừa.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn

“Thị trường bất động sản đang nguy cơ trầm lắng, niềm tin của người dân vào thị trường sụt giảm. Tôi đề nghị Chính phủ cần phân tích, đánh giá, làm rõ vấn đề này, từ đó cân nhắc kỹ lưỡng việc nới lỏng điều kiện cho vay; có các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro”, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị.

Đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng) phân tích, với 10/15 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch thì hầu hết là các chỉ tiêu xã hội; trong khi 5/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch là thuộc lĩnh vực kinh tế. Điều này phản ánh tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế của nước ta hiện nay đang và sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong bối cảnh dự báo tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro bất định sẽ tạo ra nhiều hơn những khó khăn, thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và những năm tới.

“Do đó, tôi cho rằng Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, "bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn" sát hơn, có những chính sách, giải pháp đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi, hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong thời gian đến”, theo đại biểu Cường.

Kinh tế phục hồi chậm, tín dụng khó cán “đích”

Đề cập cụ thể đến thực tế tăng trưởng tín dụng đến tháng 9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng nền kinh tế hiện đang "khát vốn" nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5 đến 2%/năm.

Đại biểu Trần Chí Cường
Đại biểu Trần Chí Cường

“Điều này cho thấy tình hình sản xuất và kinh doanh đang đối mặt với nhiều khó khăn. Đồng thời, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều trở ngại”, đại biểu nói và cho rằng, việc khơi thông nguồn vốn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận vốn là nhiệm vụ cấp thiết ở thời điểm hiện tại.

“Tôi cho rằng, bên cạnh việc xem xét, điều chỉnh hạ lãi suất thì cần xem xét, đánh giá lại cơ chế, thủ tục cho vay cũng như việc quản lý định hướng tín dụng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho phát triển kinh tế. Điều này không chỉ giúp nền kinh tế phục hồi một cách nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai”, đại biểu Trần Chí Cường đề xuất.

Theo đại biểu Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh), tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế khó có thể là đạt được kế hoạch đề ra cho năm nay trong khi áp lực lên tỷ giá, lạm phát còn rất cao, khả năng phục hồi của nền kinh tế còn rất chậm.

Đại biểu Trần Anh Tuấn
Đại biểu Trần Anh Tuấn
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data