Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu về chuyển đổi số cấp tỉnh
Kết quả trên vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về Chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
![]() |
Đà Nẵng năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu về chỉ số DTI ở khối địa phương. |
Trong số 10 địa phương dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số năm 2022, đều có điểm chung là đã tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số qua đầy đủ các kênh truyền thông, tận dụng các kênh truyền thông xã hội.
Các địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số ban hành đầy đủ các văn bản về chuyển đổi số. Cùng đó, ban hành chính sách về tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tối thiểu cho chuyển đổi số. Tổ chức các hội nghị phổ biến, hướng dẫn, quán triệt và ban hành các chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số. Phổ cập mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình, phổ cập smartphone đến người dân, triển khai trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây tập trung thống nhất theo đầu mối Sở Thông tin và Truyền thông.
Đáng chú ý, các địa phương triển khai các nền tảng số dùng chung trong toàn tỉnh, thành phố và quan tâm triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động, thành lập và tổ chức hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, xóm; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, và đặc biệt là có số lượng tài khoản active trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà nhiều.
Riêng tại TP. Đà Nẵng, địa phương có nhiều giải pháp để người dân thuận tiện khi sử dụng dịch vụ của chính quyền. Đà Nẵng tổ chức phát triển nguồn nhân lực số một cách bài bản đáp ứng yêu cầu triển khai chuyển đổi số nhanh và bền vững. UBND TP. Đà Nẵng ban hành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số đến năm 2025.
Trong đó, xác định phát triển nguồn nhân lực trong 4 nhóm đối tượng, đó là các cơ quan nhà nước; các doanh nghiệp công nghệ thông tin và doanh nghiệp sử dụng công nghệ số; các cơ sở giáo dục, đào tạo và trong cộng đồng xã hội.
Đà Nẵng có 20 trường đại học, cao đẳng có đào tạo về chuyển đổi số. Năm 2022, số lượng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học hơn 7.000 sinh viên. 100% trường đại học chú trọng triển khai, hoàn thiện mô hình chuyển đổi số (quản trị số, kho học liệu số, dạy học trực tuyến, tuyển sinh trực tuyến, thi trực tuyến, thư viện trực tuyến, học bạ điện tử...). 100% các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm quản lý trường học, mỗi học sinh có mã ID gắn với học bạ điện tử, triển khai tuyển sinh đầu cấp trực tuyến, xây dựng kho tài nguyên số, bài giảng điện tử, triển khai Mạng lưới IoT giám sát trường học.
![]() |
Đà Nẵng quan tâm hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số |
Đến tháng 6/2023, 100% phường, xã của TP. Đà Nẵng thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng đến từng thôn, tổ dân phố với gần 2.500 Tổ và 14.000 thành viên, trong đó Đoàn Thanh niên và nhân viên doanh nghiệp công nghệ số sống tại địa phương làm nòng cốt.
Tổ chuyển đổi số cộng đồng tổ chức ngày hội cuối tuần tại khu dân cư để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ thiết thực: Nộp hồ sơ DVC, đăng ký tài khoản công dân số, VNeID, cấp mỗi người dân trưởng thành/mỗi hộ kinh doanh 1 mã QR nhận chuyển tiền qua mạng, đưa sản phẩm lên sàn thương mại; sử dụng các tiện ích nhận thông tin từ chính quyền, liên quan đến an sinh xã hội (mưa, ngập, cúp điện, nhà vệ sinh công cộng,...) hoặc góp ý, phản ánh cho chính quyền
Đặc biệt, xã Hòa Bắc (xã duy nhất của thành phố có đồng bào dân tộc) Tổ chuyển đổi số cộng đồng giúp hộ 100% gia đình dân tộc Cơ Tu thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất.
UBND TP. Đà Nẵng ban hành quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyển đổi số cho Sở Thông tin và Truyền thông. Mỗi sở, ngành, địa phương, các đơn vị trực thuộc bố trí công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
Đến tháng 6/2023, tại Đà Nẵng hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, đứng thứ hai sau TP. Hồ Chí Minh; gấp 3 lần tỷ lệ trung bình cả nước 0,7 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
