Đa dạng hóa nhà đầu tư, phát triển thị trường chuẩn mực
![]() | Thị trường TPCP: Kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN |
|
Sự phát triển thị trường trái phiếu không chỉ góp phần huy động vốn vào ngân sách nhà nước, mà còn tạo dựng ra một thị trường chuẩn cho thị trường tài chính, mang tính chất tham chiếu cho toàn bộ thị trường tài chính.
Bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng.
Thưa bà, thời gian qua Chính phủ đã đưa ra những giải pháp gì để tăng độ hấp dẫn của thị trường đối với các NĐT?
Trước năm 2009, các NHTM đóng vai trò chủ đạo trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên có thực tế là các NHTM thường thu hút những nguồn vốn ngắn hoặc trung hạn khoảng tầm 2-3 năm trở lại, trong khi kinh nghiệm cho thấy để phát triển bền vững thì phải có các NĐT dài hạn. Thế nên trong 5 năm qua, Bộ Tài chính đã tập trung rất nhiều các giải pháp để đa dạng hóa các NĐT dài hạn. Tức là bên cạnh các NHTM còn có sự tham gia của các NĐT dài hạn khác. Ví dụ như các DN bảo hiểm, các quỹ đầu tư trái phiếu hoặc bảo hiểm xã hội - là tổ chức quản lý chương trình hưu trí bắt buộc của Nhà nước… Khi các NĐT này tham gia nó giúp đa dạng hóa các sản phẩm và giúp cho việc đa dạng hóa các NĐT trên thị trường TPCP.
Nếu cách đây 5 năm, quy mô đầu tư của các NHTM vào thị trường TPCP khoảng 80 % thì hiện nay nó đã rút xuống là 45%, thay thế vào đó là các tổ chức phi ngân hàng có nhu cầu đầu tư dài hạn tăng lên 55 %, trong khi trước đây chỉ là 20 %.
Với NĐT cá nhân và NĐT nước ngoài, chúng ta có giải pháp cụ thể nào để thu hút dòng tiền vào thị trường TPCP?
Một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Bộ Tài chính thời gian qua đó là thu hút được NĐT nước ngoài đầu tư vào thị trường TPCP Việt Nam. Tuy nhiên về quy mô này chúng tôi cũng phải thừa nhận vẫn còn rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân như việc chúng ta phải ổn định kinh tế vĩ mô, rồi các chính sách về quản lý ngoại hối cũng phải có cơ chế để giúp cho các NĐT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Thu hút NĐT nước ngoài cũng là một trong những mục tiêu cần tập trung để đa dạng hóa các cơ sở NĐT. Tuy nhiên muốn làm được điều này, chúng ta phải tạo ra môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính, cơ chế ngoại hối cũng như về ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới để đưa TPCP Việt Nam tham gia được vào rổ chỉ số trái phiếu của các tổ chức trên thế giới.
Một trong những mục tiêu và định hướng cho tương lai là phát triển thị trường TPCP gắn với việc cơ cấu lại nợ công. Vậy bà có thể nói rõ hơn về mục tiêu này sẽ được thực hiện như thế nào?
Chúng tôi cho rằng, phát triển thị trường trái phiếu sẽ đạt hai mục tiêu: Thứ nhất là huy động vốn vào ngân sách nhà nước và mục tiêu thứ hai quan trọng không kém đó là tạo dựng ra một thị trường chuẩn cho thị trường tài chính, mang tính chất tham chiếu cho toàn bộ thị trường tài chính.
Với mục tiêu thứ nhất là huy động vốn cho ngân sách chúng ta nhận thấy rằng, trước năm 2014 do yêu cầu việc thực hiện chính sách tài khóa, khi huy động vốn lúc đó thị trường trái phiếu phụ thuộc chủ yếu vào sự tham gia của các NHTM nên Bộ Tài chính cũng chỉ có thể phát hành được các loại trái phiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở lại đây, Vụ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để đa dạng hóa các NĐT và đã thành công trong phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài. Hoạt động này đã giúp cho việc gắn phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ công.
Có hai nội dung liên quan đến tái cơ cấu. Thứ nhất, kéo dài kỳ hạn phát hành ra để giãn thời gian trả nợ để tăng tính bền vững và an toàn của nợ công. Thứ hai, tập trung vào việc huy động nguồn nội lực trong nước cho đầu tư phát triển trong bối cảnh là vốn ODA và vốn ưu đãi giảm xuống. Có nghĩa là có sự cân bằng để tăng huy động vốn trong nước cho việc cân đối NSNN. Nếu như trước đây, vay vốn nước ngoài chiếm khoảng 60% thì hiện nay vay vốn nước ngoài đã giảm xuống dưới 40%.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Tím lịm vì... không ai bán

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn
