CPI của Trung Quốc lần đầu tiên giảm kể từ năm 2009
![]() | Các công ty Trung Quốc "đau đầu" trước đạo Luật mới được Mỹ thông qua |
![]() | Trung Quốc bất ngờ bơm mạnh vốn trung hạn vào thị trường |
![]() |
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 11/2020 đã giảm 1,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức dự kiến 1,8% trong một cuộc thăm dò mới đây của Reuters, sau khi chỉ số này giảm 2,1% trong tháng 10.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2020 đã bất ngờ giảm 0,5% so với cùng kỳ - lần giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2009, sau khi tăng 0,5% trong tháng 10. Trước đó, các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo giá tiêu dùng không thay đổi trong tháng qua.
Đóng góp vào kết quả trên, giá thực phẩm giảm 2% trong tháng 11/2020 khi giá thịt lợn lao dốc 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Đà giảm giá thịt lợn diễn ra sau khi giá mặt hàng này tăng mạnh trong năm trước vì tình trạng thiếu hụt thịt lợn xuất phát từ dịch tả lợn châu Phi.
Tuy nhiên, giống như lần tăng giá năm ngoái, xu hướng giảm giá lúc này cũng chỉ là tạm thời. Dữ liệu về tiêu dùng đã cho thấy những dấu hiệu cải thiện trong những tháng gần đây, trong khi hiện tượng giảm phát giá sản xuất đã suy giảm kể từ tháng 6 do kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục.
Trung Quốc đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế ổn định kể từ khi nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 vào quý đầu tiên của năm 2020.
Dữ liệu gần đây cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm vào tháng 11, trong khi hoạt động sản xuất cũng mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 năm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng sự phục hồi diễn ra không đồng đều, với một số ngành đang "vật lộn" với sự tăng giá của đồng nhân dân tệ hoặc với nhu cầu toàn cầu vẫn còn trầm lắng.
Ding Shuang, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, dự báo tình trạng giảm phát giá sản xuất ở Trung Quốc sẽ kéo dài ít nhất đến tháng 3 năm sau, nhưng có rất ít khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ điều chỉnh chính sách.
"Rất khó để PBoC đưa ra động thái phản ứng vì đây chỉ là tình trạng tạm thời và chỉ vì một mặt hàng thịt lợn. Trước đó, giai đoạn cuối năm 2019 và đầu năm 2020, lạm phát cũng tăng mạnh vì giá thịt lợn và PBoC không thắt chặt chính sách tiền tệ".
Vài tháng trở lại đây, PBoC đã phát tín hiệu sẽ từ từ rút lại các biện pháp kích thích vốn được tung ra để đối phó với đại dịch. Lo ngại về gánh nặng nợ, PBoC đã làm các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu hoảng loạn khi ám chỉ sẽ quay trở lại chính sách tiền tệ thắt chặt.
Các con số cho thấy lạm phát yếu có thể trì hoãn hành động của PBoC, nhưng khó có thể làm chệch hướng chính sách.
"Chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ sẽ được cân bằng lại trong năm 2021, và điểm nổi bật của môi trường tài chính vĩ mô trong năm tới chính là điều kiện tín dụng bị thắt chặt", nhóm các chuyên gia kinh tế dẫn đầu bởi Huang Wenjing viết trong báo cáo mới đây.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
