agribank-vietnam-airlines

Công nghiệp thực phẩm: Đầu tư vào Việt Nam để vươn ra toàn cầu

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
DN Nhật Bản tiếp tục chuyển dịch mạnh đầu tư từ lĩnh vực sản xuất sang phi sản xuất.
aa
HDBank tăng cường hợp tác với DN Nhật Bản
Việt Nam vẫn là thị trường không thể thiếu của DN Nhật Bản
Gần 2/3 DN Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Chọn Việt Nam làm nơi “khai sinh”, đồng thời cũng là “bệ phóng” ra toàn cầu, đây dường như là một chiến lược khá lạ lùng của những người sáng lập ra Công ty CP Pizza 4P’s, DN 100% vốn Nhật Bản. Tuy nhiên từ góc nhìn của một NĐT, quyết định chọn Việt Nam làm nơi khởi nghiệp của DN này lại hoàn toàn dựa trên những lợi thế cạnh tranh và tương lai phát triển rộng mở đối với lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.

Chia sẻ tại hội nghị phát triển công nghiệp thực phẩm Việt Nam, do Bộ Công Thương và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức chiều 12/12, rất nhiều DN Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư trong lĩnh vực nhiềm tiềm năng này.

Việt Nam được “chọn mặt gửi vàng”

Chia sẻ tại hội nghị, ông Mashiko Yosuke, Giám đốc điều hành Pizza 4P’s không giấu tham vọng của DN này là “tạo ra các giá trị toàn cầu xuất phát từ Việt Nam”, hay “trở thành DN kiểu mẫu hình thành ở Việt Nam và mở rộng ra toàn cầu”. Ông cho biết thêm, Pizza 4P’s đã trải qua giai đoạn đầu phát triển không bằng phẳng.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2011 với cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng phải tới năm 2015 mới mở tiếp cửa hàng thứ 2. Từ đó đến nay qua 2 năm, cả hệ thống đã được nâng lên con số 8 cửa hàng tại 3 thành phố lớn nhất cả nước. Tới nay, hệ thống Pizza 4P’s đã tạo ra việc làm cho khoảng 1.000 nhân viên Việt Nam và 15 người Nhật Bản, với doanh thu năm vừa qua đạt khoảng 1,3 tỷ Yên. Thành công của mô hình này được đánh giá là nhờ đã kết hợp được 2 phong cách ẩm thực của Ý và Nhật Bản, sử dụng các nguyên liệu được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.

Công nghiệp thực phẩm: Đầu tư vào Việt Nam để vươn ra toàn cầu
Ngày càng nhiều DN Nhật Bản quan tâm tới ngành công nghiệp thực phẩm

Theo ông Mashiko Yosuke, định hướng của DN này trong thời gian tới là mở rộng quy mô đầu tư sang thị trường Ấn Độ. Ngoài ra, các loại thực phẩm hiện đang được sản xuất tại Việt Nam dự kiến sẽ được xuất khẩu sang các nước xung quanh như Ấn Độ, Thái Lan… “Chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu của cả hệ thống sau khi mở rộng sang các quốc gia khác là khoảng 1.000 tỷ Yên, mục tiêu rất tham vọng nhưng chúng tôi hy vọng với các giá trị kiểu mẫu được tạo ra như ở Việt Nam, mô hình này sẽ được đón nhận rộng rãi”, ông kỳ vọng.

Dù chưa có được thành công đáng kể như Pizza 4P’s, song ngày càng nhiều DN Nhật Bản đã và đang mở rộng đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Ông Kitagawa Hironobu, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội cho biết, FDI của DN Nhật Bản vào Việt Nam đã có chuyển biến lớn trong thời gian gần đây. Nếu như trước đây vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thường chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư, thì tới năm ngoái đã giảm chỉ còn 20%. Bên cạnh đó, trong số các DN tìm tới Jetro để tham vấn kinh nghiệm, thủ tục đầu tư vào Việt Nam năm vừa qua, tỷ lệ DN trong các lĩnh vực phi sản xuất đã lên tới 70%, và sự quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp thực phẩm ngày càng rõ nét.

Nguyên nhân là tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang gia tăng, nhu cầu thị trường trong nước ngày càng mở rộng, trong khi đó nông dân và người sống ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy các DN Nhật Bản cho rằng, việc đầu tư vào nông nghiệp cũng là giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ đó nâng cao mức sống chung của toàn xã hội. Điều này cũng đồng thời kéo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, tạo thêm dư địa để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng, trong đó có công nghiệp thực phẩm.

Mô hình hiệu quả đánh thức tiềm năng

Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 11/2017 tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông nghiệp và thực phẩm chế biến đạt trên 20%, là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên sự phát triển của ngành này vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, sản xuất của DN trong nước chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực này, sản phẩm của Việt Nam vẫn đang cạnh tranh hết sức gay gắt với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc…

Bên cạnh đó tính kết nối của DN Việt Nam còn lỏng lẻo, sự gắn kết giữa các DN trong nước với ngành chế biến thực phẩm thế giới chưa đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu phát triển, chúng ta chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất thực phẩm dù tiềm năng phát triển rất lớn. Vì vậy việc lựa chọn các mô hình hiện đại để phát triển sản xuất trong ngành công nghiệp thực phẩm rất cần được chú trọng trong thời gian tới.

Ông Saka Harumi, Bộ phận hợp tác quốc tế của Bộ Nông, lâm, thuỷ sản Nhật Bản khẳng định, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện các công việc để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam trong dài hạn. Theo đó, tập trung vào các vấn đề như nâng cao năng suất, giá trị gia tăng; chế biến thực phẩm – phát triển sản phẩm (xây dựng cụm sản xuất nông nghiệp, kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp…); cải thiện lưu thông hàng hoá, dây chuyền lạnh; những nỗ lực mang tính liên ngành (đào tạo nhân lực, công nghệ...).

Ông đánh giá, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lớn nhất trong khối ASEAN, nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế với số lượng lao động chiếm một nửa dân số và giá trị sản xuất chiếm 20% trong tỷ trọng GDP quốc gia. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như gạo, cà phê, hay những sản phẩm rau quả nông nghiệp khác trong nước đều chưa có giá trị và hiệu quả kinh tế tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vì vậy nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp cũng như công nghiệp thực phẩm là yêu cầu không thể thiếu trong phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Cùng với đó các nỗ lực này cũng sẽ tạo điều kiện trong việc phát triển kinh doanh tại Việt Nam của các DN Nhật Bản trên lĩnh vực này.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data