Công nghiệp phụ trợ tại Đà Nẵng: Ngoài mạnh, trong yếu
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng, được đầu tư quan tâm song ngành công nghiệp phụ trợ của thành phố vẫn đang phụ thuộc nhiều vào DN FDI, còn các DN địa phương lại gặp không ít khó khăn khi đầu tư phát triển ngành công nghiệp này.
Đến tháng 6/2015, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 300 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD. Trong đó, có đến 56 dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ. Các dự án công nghiệp phụ trợ tập trung vào: sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, bao bì, phụ tùng máy móc, nguyên liệu ngành may mặc…
Sản phẩm của một số DN FDI trên địa bàn như: Công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng, Công ty TNHH Fujikura Automotive Việt Nam… không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản. Ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng cho rằng, những bước tiến của các DN trong khối FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của thành phố đã phát triển và tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Cũng như nhiều địa phương khác, Đà Nẵng xác định phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm sản xuất linh kiện, phụ kiện cho ngành công nghiệp, coi đây là yếu tố quyết định để nâng tỷ trọng nội địa hóa sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ ở thành phố mới chỉ khởi sắc trong khối FDI. Trong khi, đối với DN trong nước vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể, chưa được quan tâm đầu tư. Khó khăn đầu tiên của DN có sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Đà Nẵng là đầu ra, khi chưa có sự liên kết giữa nhà sản xuất và nơi tiêu thụ. Bà Hoàng Thị Hồng Nhạn, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất, xây dựng và thương mại Khải Phát chuyên sản xuất mặt hàng cơ khí cho biết, sản phẩm của DN đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng chủ yếu để xuất khẩu, chứ tiêu thụ nội địa còn khó khăn.
Trong khi, đại diện CTCP Cơ khí Hà Giang Phước Tường lại cho rằng, Đà Nẵng từng có ngành công nghiệp cơ khí phát triển nhưng nay đang lụi dần. Từ một thị trường chuyên cung ứng, đến nay khi DN có nhu cầu phải đặt mua từ Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh…
Theo đại diện một số DN công nghiệp phụ trợ ở Đà Nẵng, do sản phẩm của công nghiệp phụ trợ là những sản phẩm đặc thù cao, làm theo các quy chuẩn, yêu cầu chi tiết thiết kế cụ thể, do đó, nếu bên mua gây khó không nhận hàng, hoặc trục trặc về tài chính… thì rất khó tiêu thụ. Điều này, khiến các DN không mặn mà với công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư đã e ngại khi đến Đà Nẵng.
Đặc trưng của công nghiệp phụ trợ là sản xuất quy mô nhỏ, thực hiện bởi DNNVV. Do vậy, phát triển công nghiệp phụ trợ cũng chính là hỗ trợ, phát triển DNNVV, chiếm số lượng gần 98% DN ở Đà Nẵng. Một chiến lược dài hạn, đầu tư có trọng tâm, phù hợp với trình độ và thực tiễn sản xuất, kinh doanh của DN địa phương là vấn đề quan trọng, cần được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại thành phố Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương khác.
Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ định hướng năm 2020. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật tư nguyên liệu phụ tùng linh kiện, góp phần giảm nhập khẩu; phấn đấu số lượng DN sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đến năm 2020 đạt khoảng 100 DN.
Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thành phố, cần tiến hành những bước khảo sát, chỉ rõ những điểm mạnh và yếu của ngành công nghiệp này, ông Lâm Quang Minh cho biết thêm. Đặc biệt, cần một tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hơi, lựa chọn những sản phẩm có thế mạnh để đáp ứng được nhu cầu thị trường, từ đó tập trung nguồn lực vào lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh cạnh tranh.
Đồng thời, cơ quan chức năng cần có các biện pháp hỗ trợ DN tăng cường liên kết kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của nhau cũng như giúp các DN phụ trợ quảng bá hình ảnh, sản phẩm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
