Công nghiệp phụ trợ cũng phải bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0
![]() | TP.HCM: Phát triển công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ |
![]() | Công nghiệp phụ trợ: Khó vào chuỗi cung ứng |
![]() | Đừng để doanh nghiệp tự bơi |
Trong một hội chợ triển lãm công nghiệp phụ trợ tổ chức tuần qua ở TP.HCM, ông Isara Burintramart - Giám đốc điều hành Tổ chức Reed Tradex cho rằng, công nghiệp sản xuất và các ngành phụ trợ tại Việt Nam có tiềm năng cực kỳ to lớn khi kinh tế từ năm 2017 đến nay có mức tăng trưởng rất mạnh mẽ nhờ lĩnh vực sản xuất và nguồn vốn FDI ổn định, đặc biệt là khi dòng vốn này đang hướng vào đầu tư công nghệ. Với sự hỗ trợ từ khu vực công lẫn khu vực tư nhân, những nhà sản xuất tại Việt Nam có khả năng đạt hiệu suất cao hơn, sản xuất nhiều hơn với chi phí ít hơn, dễ dàng bắt kịp xu hướng.
![]() |
Xác định được tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ quá trình thu hút và phát triển vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho nền công nghiệp phụ trợ, trong đó có ưu tiên lãi suất cho vay thấp với mức vốn vay hiện nay không quá 6,5%/năm, đặc biệt nhiều chính sách ưu đãi khác như thuế, thuê đất... Tuy nhiên, thực trạng sản xuất công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam hiện nay còn rất non trẻ, hầu hết sản phẩm cung ứng quy mô còn nhỏ nên không đáp ứng thường xuyên liên tục được cho các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất công nghiệp phụ trợ lại chủ yếu DNNVV, tiềm lực tài chính hạn chế, nên khả năng ký hợp đồng với các DN FDI gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến một thực trạng là DN nay nhận được đơn hàng của DN Hàn Quốc, mai nhận được đơn hàng của DN Nhật… Hết đơn hàng lại đứng ngoài dây chuyền sản xuất của các DN FDI chứ không có tính kết nối liên tục. Thực tế không ít các tập đoàn nước ngoài thuê mướn các công ty trong nước thời gian qua có tính mùa vụ cũng làm cho các DN Việt Nam không muốn đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, các công ty lớn trên thế giới với lợi thế nguồn vốn dồi dào, họ có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển đội ngũ nhân công, chuỗi cung ứng địa phương và các ngành công nghiệp phụ trợ. Mục tiêu của những công ty lớn tận dụng thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao và khai thác triệt để các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đàm phán với những đối tác.
Làm thế nào để Việt Nam phải bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi sản xuất toàn cầu, trong khi các công ty trên khắp thế giới vẫn tiếp tục đến Việt Nam để bỏ vốn sản xuất hàng hóa để xuất khẩu ra thế giới?
Ông Takimoto - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản tại TP.HCM (Jetro TP.HCM) cho biết, hiện có gần 2.500 công ty Nhật Bản tại Việt Nam, hơn một nửa trong số đó thuộc ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn công ty này phải nhập các bộ phận và nguyên liệu từ Nhật Bản hay Trung Quốc để lắp rắp tại Việt Nam, sau đó xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài. Nguyên nhân là bởi họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những nhà cung cấp lý tưởng tại Việt Nam. Trên thực tế, tỷ lệ mua sắm nội địa của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chỉ là 33% trong năm ngoái, theo khảo sát của Jetro TP.HCM.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Tổng giám đốc Công ty Yamazen Vietnam cho biết, hầu hết DN Nhật Bản có xu hướng thuê ngoài và những DNNVV của Việt Nam với kỹ năng và trình độ cao vẫn được các công ty có vốn đầu tư Nhật Bản ưu tiên hàng đầu.
“Sự đầu tư trong dài hạn rất cần thiết cho phát triển bền vững, nhiều công ty đang bắt đầu chi cho máy móc mới thay vì hàng đã qua sử dụng. Thêm vào đó, năng lực sản xuất của các công ty Nhật Bản đang vượt quá giới hạn, điều này mang cơ hội quay trở lại tới các nhà sản xuất Việt Nam để đầu tư và mở rộng kinh doanh”, ông Sơn bổ sung.
Theo các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không những mang đến cơ hội mà còn đem theo không ít thách thức đối với các nước đang phát triển về khả năng sử dụng máy móc công nghệ để cho ra một sản lượng lớn sản phẩm cung ứng, nhân công giá rẻ sẽ dần được thay thế bằng robot sản xuất hàng hóa nguyên phụ liệu.
ÔngTakeshi Idenaga - Tổng giám đốc ShinMaywa Industries Ltd, chia sẻ, là nhà sản xuất máy tuốt dây điện đầu tiên cách đây 62 năm, hiện nay công ty đang trở thành một trong những nhà sản xuất máy gia công dây dẫn hàng đầu thế giới. Đơn cử, phiên bản mới nhất mà ShinMaywa vừa giới thiệu tại NEPCON Vietnam 2018 là bộ xử lý dây tự động THR202C với khả năng xử lý tối đa lên đến 3.000 chiếc/giờ, cải thiện 25% so với mô hình trước đó.
“Về cơ bản, chính sách chính của chúng tôi là tìm kiếm sự tin tưởng từ khách hàng thông qua các công nghệ tiên tiến. Tại Việt Nam công ty đang nỗ lực cải thiện việc hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong khu vực”, ôngTakeshi Idenaga nói.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
