Công nghiệp hóa nông nghiệp: Cần một chính sách đủ lớn
Hàm lượng công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa cao
Đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của ngành này, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới cung bậc chế biến sâu và qua đó tạo điều kiện cho ngành phát triển bền vững, tham gia nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa có nhiều bước tiến trong nhiều năm qua.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, mức độ công nghiệp hóa ở một số khâu trong một số lĩnh vực ngành có tỷ lệ chưa đồng đều, như: Trồng trọt đạt từ 70-100%, chăn nuôi mới đạt từ 55-90%...
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp dường như đang có nhiều rào cản.
![]() |
Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế |
Ông Vũ Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - nhận định, mức độ công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp mới tập trung ở một số khâu làm đất, nước, thức ăn và áp dụng với một số sản phẩm chủ lực như lúa, mía, cà phê, gia súc, gia cầm, tôm. Tuy vậy, mức độ đồng bộ chưa cao.
Đến nay, việc chế tạo máy móc, thiết bị trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về chủng loại, số lượng, cũng như chất lượng máy.
Trong khi đó, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho máy móc nông nghiệp.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phù hợp để áp dụng máy móc hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, như: hệ thống giao thông nội đồng còn yếu; quy mô đồng ruộng còn nhỏ, phân tán; hệ thống tưới, tiêu chưa đồng bộ; hệ thống điện phục vụ sản xuất, vệ sinh môi trường sản xuất chưa đảm bảo...
PGS.TS. Nguyễn Huy Bích, Trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện mới có hơn 10 triệu hộ nông nghiệp với mức độ trang bị động lực bình quân chỉ đạt 2,4 cv/ha canh. Vùng có mức độ trang bị động lực cao nhất cả nước như ĐBSCL cũng chỉ đạt 2,8 cv/ha. Tỷ lệ hộ có máy kéo và máy nông nghiệp còn thấp, bình quân khoảng 50 hộ mới có một máy kéo. “Mức trang bị này thấp hơn nhiều so với các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc..”, ông Bích cho biết.
Nhiều sản vật nhưng khó trở thành trung tâm chế biến
Ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu của cơ giới hóa đồng bộ đến năm 2030 như sau: Trồng trọt đạt 70%; chăn nuôi đạt 60%; sản xuất thuỷ sản đạt 90% và đánh bắt bảo quản là 95%; lâm nghiệp đạt 50% và diêm nghiệp đạt 90%. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong Top 10 thế giới; phát triển thiết bị đồng bộ phù hợp với trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, theo từng vùng sản xuất nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất có quy mô lớn và theo chuỗi giá trị nông sản...
Để đạt được các mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với máy móc, thiết bị công nghiệp, thì cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là tạo mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công nghệ do trong nước sản xuất và công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp hóa nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp.
Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Bích, Việt Nam cần có chính sách đồng bộ khuyến khích đầu tư vào các dự án chế tạo máy nông nghiệp, đặc biệt là về thuế, tín dụng, đất đai… Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp hiện có để nâng cấp công nghệ, đặc biệt trong công tác nghiên cứu vật liệu, luyện kim, đúc, công nghiệp phụ trợ và mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp
