Công khai ngân sách và uy tín quốc gia
![]() | Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương |
![]() | Tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” |
![]() | Nếu tăng trưởng dưới 6%, giải pháp nào để tăng thu và sử dụng chi hiệu quả? |
Ngân sách công khai, đồng thuận gia tăng
Những nỗ lực và bước tiến đáng ghi nhận về mức độ công khai minh bạch ngân sách đã thể hiện rõ ở kết quả khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách (OBI) năm 2019 vừa được công bố: điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam đã tăng mạnh so với các kỳ đánh giá trước đó đưa Việt Nam lên thứ 77/117 nước, tăng 14 bậc so với năm 2017. Kết quả khảo sát Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) 2019 cho thấy, mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương đã có cải thiện đáng kể với điểm số trung bình đạt 21,2 điểm, tăng 10,2 điểm so với MOBI 2018.
“Đây là mức độ cải thiện rất tích cực, ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, trong việc thực hiện công khai, minh bạch, thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công”, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính phát biểu.
Kết quả khảo sát OBS 2019 cho thấy điểm xếp hạng của Việt Nam có sự cải thiện ở cả 3 trụ cột: Minh bạch ngân sách (đạt 38/100 điểm) - Sự tham gia của công chúng (đạt 11 điểm tăng 4 điểm, mức của thế giới cũng chỉ là 14 điểm) - Giám sát ngân sách đạt 74/100 điểm, tăng 2 điểm, trong đó sự tham gia của Quốc hội, kiểm toán đều tăng điểm đạt mức 72-74 điểm).
“Trong câu chuyện này, chúng tôi nhìn thấy thay đổi đáng ghi nhận của cơ quan Nhà nước trong công khai minh bạch ngân sách và sức mạnh của người dân khi họ tham gia quản lý và giám sát ngân sách”, ông Nguyễn Quang Thương - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) nhìn nhận.
Chỉ số công khai minh bạch ngân sách được cải thiện sẽ gia tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo được sự đồng thuận xã hội và sự đồng thuận giữa nhân dân với Chính phủ. Ðây cũng là một yếu tố quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài chân chính, xem xét khi lựa chọn điểm đến để đầu tư, kinh doanh lâu dài, tạo sự hấp dẫn trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện công bố 7 trong 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai, gồm: Định hướng xây dựng ngân sách, Dự thảo dự toán ngân sách, dự toán ngân sách được Quốc hội quyết định, Báo cáo ngân sách công dân, Báo cáo ngân sách quý, Báo cáo ngân sách cuối năm, Báo cáo kiểm toán. Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính cũng đã mở chuyên mục Công khai ngân sách để công khai đầy đủ, kịp thời các tài liệu, số liệu về NSNN và chuyên mục Hỏi và đáp để tiếp nhận và giải đáp kịp thời các ý kiến, góp ý của người dân.
Người có nghề mới hiểu được
Ghi nhận những tiến bộ đáng kể về công khai và minh bạch ngân sách, nhưng PGS.TS. Vũ Sỹ Cường và một số chuyên gia nhận xét, “đã công khai nhưng chưa minh bạch vì số liệu NSNN rất khó hiểu. Kế hoạch tài chính trung hạn 3 năm được công khai nhưng số liệu còn tổng hợp, thiếu chi tiết”. Điểm hạn chế này cũng thể hiện rõ ở trụ cột “Sự tham gia của công chúng” còn thấp, dù đã tăng được 4 điểm nhưng cũng chỉ đạt 11 điểm.
Theo đó dù ngân sách được công khai, toàn dân có thể biết được từ nhân lực, tài lực và vật lực, cả tài nguyên quốc gia, dự án đầu tư công, nợ công… tuy nhiên theo ông Thương, tài chính không đơn giản là nói về tiền. “Tài chính cho phát triển là câu chuyện của việc nguồn lực này của ai và được sử dụng như thế nào, có đảm bảo công bằng hay đáp ứng được các nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không? Chúng tôi hy vọng rằng, tiến trình này sẽ được tiếp nối và chủ trì bởi Bộ Tài chính trong những năm tiếp theo để người dân tham gia nhiều hơn và sâu hơn vào quản lý ngân sách Nhà nước”, ông Thương đề xuất.
Ông Nguyễn Minh Tân – Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách thuộc Bộ Tài chính cũng thừa nhận, mặc dù Bộ Tài chính đã cố gắng thể hiện đơn giản nhất, dễ hiểu nhất nhưng vẫn khó hiểu vì các tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên thông lệ tốt của các nước OECD, nên báo cáo NSNN chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chưa phải là dành cho tất cả công dân. Vì vậy đọc báo cáo NSNN của Việt Nam phải có nghề mới hiểu được.
Cũng chính bởi vậy, PGS.TS Vũ Sỹ Cường đề nghị, công khai phải chuyển thành minh bạch để mọi người có thể hiểu được. TS. Trịnh Tiến Dũng - nguyên Trưởng ban Quản trị quốc gia, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc ở Việt Nam và đại diện các tổ chức xã hội cũng cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở cho việc cải thiện hơn nữa mức độ công khai, minh bạch, và sự tham gia của công chúng. Để tăng cường công khai, minh bạch ngân sách trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, cơ quan Trung ương cần có những cam kết cải thiện bền vững, lộ trình dài hơi và thực chất.
Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách của Bộ Tài chính cũng cho biết, việc công khai minh bạch ngân sách sẽ tiếp tục được thực hiện tốt hơn, các quy định pháp lý sẽ được rà soát để phù hợp với thông lệ quốc tế. Các kế hoạch tài chính trung hạn 3 năm sẽ được công khai với số liệu chi tiết hơn. Đồng thời sẽ tăng cường tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của người dân, để người dân chủ động và tích cực đóng góp và giám sát NSNN.
NHNN có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng khảo sát Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương năm 2019 với 73,17 điểm. “Đây là đơn vị đạt điểm cao nhất về tính đầy đủ và tính thuận tiện của 5 trên 6 loại tài liệu được công khai đó là dự toán năm 2020, báo cáo tình hình thực hiện dự toán quý I, 6 tháng, 9 tháng năm 2019 và quyết toán năm 2018”, Nhóm nghiên cứu MOBI cho biết. |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
