Con đường chuyển sang kinh tế thị trường vẫn còn dang dở
![]() | Cải cách và đổi mới mạnh mẽ theo kinh tế thị trường |
![]() | Thị trường và thị trường hơn cần là trọng tâm của cải cách |
![]() | Thủ tướng: Không hợp tác thì làm sao chống chọi được trong kinh tế thị trường |
![]() |
TS. Nguyễn Đình Cung |
Thưa ông, kinh tế thị trường quan trọng và ý nghĩa thế nào với Việt Nam?
Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045, việc đánh giá nền kinh tế thị trường Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi nền kinh tế càng phát triển, mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn.
Điều này có hàm ý rất rõ ràng với Việt Nam hiện nay do nền kinh tế của Việt Nam sắp vượt qua ngưỡng phát triển trung bình thấp. Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm đến các chỉ số về tự do kinh tế như là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam.
Hiện đã có 90 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường; nhưng Mỹ và Liên minh châu Âu lại chưa được công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Vậy chúng ta đã đi đến đâu trên con đường đi đến kinh tế thị trường đầy đủ?
Mỹ, Liên minh châu Âu đánh giá mức độ quốc gia có nền kinh tế thị trường theo các tiêu chí, tiêu chuẩn riêng của họ.
Thực tế chúng ta có hơn 30 năm đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng con đường vẫn còn dang dở. Cấp độ thị trường của nền kinh tế còn thấp; hiệu lực quản lý nhà nước cũng chưa cao. Trong đó, điều phối hành chính vẫn chiếm ưu thế; kém nhạy cảm với giá cả; “mặc cả” kế hoạch, chạy theo số lượng, nền kinh tế thiếu hụt thị trường của người bán; thiếu hụt lao động…
Đáng chú ý hơn là chúng ta đều cảm nhận suy giảm tốc độ cải cách trong các năm gần đây: ngày càng nhiều người cho rằng tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường đang chậm lại. Tốc độ chuyển đổi đang chậm, rất chậm. Đa số ý kiến cho rằng nguyên nhân là do việc triển khai sai lệch của cán bộ gây nên.
Nhiều quốc gia khác đã từng có thành tích tăng trưởng kinh tế như Việt Nam hiện nay nhưng đã tàn phai bởi thất bại trong việc cải thiện tự do kinh tế. Kinh nghiệm cho Việt Nam là gì, thưa ông?
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi nền kinh tế càng phát triển, mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn.
Những quốc gia thịnh vượng nhất cũng là những quốc gia có tự do kinh tế cao nhất. Tự do kinh tế đã mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, mang lại những đặc quyền kinh tế và Việt Nam đã nhận rõ điều này. Ở những quốc gia có tự do kinh tế cao thì tuổi thọ cao hơn, thu nhập trung bình hơn 36.000 USD. Trong khi ở các nước có tự do kinh tế thấp thì có tới 40,5% dân số cực nghèo và có hơn 27% dân số tương đối nghèo và thu nhập bình quân chỉ ở mức 6.100 USD. Tự do kinh tế tạo ra động năng để tăng trưởng vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Đó cũng là lý do tại sao công dân của các quốc gia tự do kinh tế được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ đó cho thấy với Việt Nam, để tiếp tục tăng trưởng, cần thiết phải mở rộng tự do kinh tế, chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại. Nền kinh tế thị trường không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng nếu không có kinh tế thị trường thì chúng ta thất bại! Phải tìm được khâu đột phá vì không có khâu đột phá thì chúng ta cứ mãi loay hoay, mãi đi trên con đường dang dở.
![]() |
Kinh tế thị trường Việt Nam và các nước ASEAN |
Vậy đâu là khâu đột phá để Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, để chặng đường không còn dang dở?
Nhà nước và thị trường là hai thành tố cơ bản không thể thiếu của kinh tế thị trường hiện đại. Nói theo cách ẩn dụ thì nền kinh tế vỗ bằng hai bàn tay, bàn tay Nhà nước và bàn tay thị trường, bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình.
Đường hướng của chúng ta là xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại có định hướng XHCN. Trong đó nhà nước và thị trường thực hiện hợp lý vai trò và chức năng của mình, kết hợp và bổ sung cho nhau hướng đến một thị trường hoàn hảo.
Trong nền kinh tế thị trường XHCN thì Nhà nước XHCN làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình, gồm: Nhà nước tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân, đảm bảo công bằng hơn cho tiếp cận cơ hội phát triển, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội; Nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện, chia sẻ công bằng lợi ích phát triển cho các nhóm dân cư, các vùng kinh tế; Nhà nước XHCN vì dân phục vụ nhiều hơn; nhà nước vì dân nhiều hơn so với các nền kinh tế thị trường khác.
Nhưng Nhà nước cũng cần giảm bớt can thiệp hành chính vào thị trường, giảm bớt và thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; Vai trò của nhà nước là ổn định kinh tế vĩ mô, thiết lập khung pháp luật và bộ máy thực thi để thị trường hoạt động tốt, làm cho thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đầy đủ, không méo mó, không sai lệch và trở thành yếu tố quyết định trong phân bố nguồn lực xã hội.
Cùng với đó, cần triệt để cải cách thể chế, cải cách kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tự do kinh doanh; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tiếp tục mở rộng và thực thi dân chủ, đảm bảo thực hiện đầy đủ và thực chất các quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, nhận thức đổi mới chính trị phải phù hợp với đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế trong giai đoạn đến năm 2030 là việc tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ theo các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận.
Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Tin liên quan
Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững
