Coi chừng… chán!
Chưa “thích” thì chưa tăng
Ngày 1/7, DBC (Dabaco) công bố lãi 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 744 tỷ đồng, vượt đến 63% kế hoạch năm, giá cổ phiếu này tăng từ gần 46.000 đồng/CP lên gần 48.000 đồng/CP, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới 46.000 đồng/CP vào phiên tiếp theo. Và trong vài phiên gần đây, diễn biến của DBC không còn ấn tượng như vài tháng trước khi tăng bằng “lần”. Kết quả kinh doanh là ấn tượng, nhưng dường như sau khi tăng vài trăm % chỉ trong thời gian ngắn, DBC cần tích lũy thêm để định hình đường đi tiếp theo. Một cổ phiếu khác là MWG (Thế giới di động) vốn là mặt hàng được rất nhiều nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức ưa chuộng, dường như cũng đang rơi vào một pha tích lũy quanh vùng 80.000-85.000 đồng/CP, dù đã có công ty chứng khoán đưa ra nhận định cổ phiếu này có thể tiến xa hơn.
![]() |
Thị trường những ngày qua có nhiều diễn biến khó lường |
Thêm dẫn chứng tiêu biểu nằm ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, chắc chắn với thanh khoản cao như quý II/2020 vừa qua, sẽ có nhiều công ty chứng khoán ăn nên làm ra, tuy nhiên đến thời điểm này sức bật từ kỳ vọng là chưa thấy. Đa phần cổ phiếu của công ty chứng khoán chỉ có 1 pha tăng duy nhất đó là hồi phục từ điểm đáy cuối tháng 3, do ảnh hưởng từ lo ngại dịch Covid-19 trước đó, trong khi hơn 1 tháng qua đều không có diễn biến ấn tượng.
Một tháng qua, SSI liên tục dao động quanh vùng 15.000-16.000 đồng/CP bất chấp đã tổ chức đại hội cổ đông và công bố nhiều thông tin tích cực liên quan đến kết quả kinh doanh. Điều tương tự cũng diễn ra với HCM khi cổ phiếu này vẫn chưa thoát khỏi vùng 18.000-20.000 đồng/CP dù gần đây cũng có thông tin liên quan đến việc chia cổ tức. Cũng phải nói thêm, dường như thị trường những năm gần đây không phải lúc nào cũng đưa nhóm cổ phiếu chứng khoán là sự ưa chuộng hàng đầu và dòng tiền hiện nay cũng vậy. Đó cũng là điều cần lưu ý vì ngoài các yếu tố cơ bản thì sự ưa chuộng của dòng tiền cũng quan trọng không kém.
Kinh nghiệm để chờ đợi
Xét về điểm số thì 2 phiên giao dịch các ngày 6 và 7/7 có thể xem là “khá” khi VN-Index tăng tổng cộng gần 16 điểm nhưng trong thực tế diễn biến lại có thể gây “ức chế” cho nhiều nhà đầu tư, nhất là những người chọn không đúng cổ phiếu. Chẳng hạn như phiên ngày 7/7, VN-Index đã có lúc tăng lên 870 điểm, bộc lộ khả năng bứt xa khỏi vùng 850 điểm, nhưng cuối phiên chỉ tăng vỏn vẹn hơn 2 điểm đạt 863 điểm. Rất nhiều cổ phiếu trong phiên ngày 7/7 tăng hầu hết trong cả phiên khá tích cực, nhưng đến cuối phiên đã đảo chiều giảm giá hoặc về tham chiếu.
Đa phần lực tăng trong những phiên gần đây xuất phát từ một vài cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của VN-Index như GAS, VHM, VIC, HPG… Với những diễn biến như vậy, rõ ràng nhà đầu tư không chỉ gặp thách thức trong việc tìm kiếm cơ hội sinh lãi, mà còn nằm ở việc đón nhận những phiên giao dịch “khó chịu” như ngày 7/7 và xử lý như thế nào.
Những tháng gần đây luôn ghi nhận một lượng lớn tài khoản mở mới, đây là điều rất khả quan vì giúp thị trường đón nhận những luồng gió mới, những dòng tiền mới, thanh khoản được củng cố và bền vững. Tuy nhiên, kinh nghiệm luôn có giá trị nhất định và những người có thâm niên sẽ có sức chống chịu tốt hơn tại những thời điểm như hiện nay. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư chỉ quen với việc lãi lớn hoặc lãi nhanh trong thời gian ngắn của những tháng 4 hay tháng 5 có thể sẽ cảm thấy “chán” và những động thái như cắt lỗ, đảo hàng có thể tiến hành liên tục.
Thoạt nhìn, mức độ thâm hụt về nguồn vốn cho một lần là không lớn, có khi chỉ vài % hoặc lỗ phí giao dịch, margin nhưng nếu lặp lại vài lần có thể sự hưng phấn của một số nhà đầu tư sẽ sụt giảm. Trong trường hợp này, diễn biến rung lắc của thị trường sẽ còn khiến cho việc bán giá thấp trong ngắn hạn, khiến giá cổ phiếu biến động mạnh xảy ra nhanh hơn. Vì vậy, xét về tổng thể từ 5-10 phiên, có thể giá cổ phiếu vẫn trong quỹ đạo tích cực, nhưng trong 1-2 phiên, nhà đầu tư có thể chịu những ảnh hưởng tiêu cực, nếu không kiên nhẫn và chọn đúng cổ phiếu, có thể sẽ…chán và để vuột cơ hội.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
