Cơ quan giám sát G20: Đại dịch làm lộ ra các lỗ hổng rủi ro của quỹ đầu tư
Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), nơi điều phối các quy tắc tài chính cho Nhóm các nền kinh tế lớn (G20), cho biết mặc dù làn sóng rủi ro ban đầu đã qua đỉnh, thị trường vẫn bị đang trong tình trạng căng thẳng với một số trường hợp có biểu hiện thanh khoản kém.
Chủ tịch FSB Randal Quarles cho biết tác động của đại dịch Covid-19 đối với thị trường tín dụng của các quỹ đầu tư đã làm phát lộ các lỗ hổng rủi ro tiềm ẩn và đặt ra yêu cầu cần đánh giá rõ ràng các rủi ro này để đưa ra chính sách tác động phù hợp.
"Điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo rằng chúng ta có thể gặt hái những lợi ích của khu vực tài chính năng động này mà không gặp rủi ro", Quarles nói trong một bức thư gửi tới các bộ trưởng tài chính G20 và lãnh đạo các ngân hàng trung ương - những người sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến trong tuần này.
FSB cho biết họ đã thành lập một nhóm để tinh chỉnh quy định đối với hoạt động của các quỹ đầu tư và thị trường tín dụng phi ngân hàng - khu vực vốn luôn tồn tại xung đột giữa các cơ quan quản lý thị trường và ngân hàng trung ương về việc nên điều tiết ở mức độ nào.
![]() |
Chủ tịch FSB Randal Quarles. Ảnh: REUTERS/Florence Lo |
"Ngân hàng Shadow" - trung gian tài chính phi ngân hàng, bao gồm các quỹ tài chính, quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư tư nhân, đã tăng trưởng đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước, đã chuyển dần sang các hoạt động gần giống ngân hàng thì nay đang tiềm ẩn rủi ro lớn hơn.
Quarles, đồng thời là Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phụ trách giám sát ngân hàng, cho biết các thành viên của FSB đã trao đổi thông tin hàng ngày, chuyên sâu để điều phối các phản ứng quốc gia.
Cơ quan quản lý đã chịu áp lực nặng nề từ các ngân hàng để nới lỏng quy định về vốn dự phòng rủi ro và về nợ xấu, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải vật lộn nhằm duy trì hoạt động trong thời gian chính quyền phong tỏa các thành phố để chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Quarles cho biết FSB đã hướng dẫn các thành viên G20 sử dụng tính linh hoạt hiện có trong các quy tắc toàn cầu mà vẫn duy trì việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung.
"Việc đánh giá các giải pháp được ban hành sẽ ngày càng trở nên quan trọng, nhằm đảm bảo rằng các chính sách này có hiệu quả trong giai đoạn trước mắt cũng như sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc ra quyết định khi nào và làm như thế nào để lĩnh vực tài chính trở lại hoạt động bình thường", Quarles nói.
Hệ quả từ cuộc khủng hoảng virus corona đang làm xuất hiện suy đoán rằng các cơ quan quản lý sẽ phải đẩy lùi thời hạn chấm dứt việc sử dụng tiêu chuẩn lãi suất Libor đến cuối năm 2021, mà việc sử dụng lãi suất này đã khiến các ngân hàng bị phạt hàng tỷ đô la khi cố gắng gian lận.
Lãi suất này được sử dụng trong các hợp đồng tín dụng như các khoản vay mua nhà và lãi suất thẻ tín dụng trị giá khoảng 400 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Việc kết thúc việc sử dụng nó là một trong những thách thức lớn nhất mà các thị trường tài chính phải đối mặt trong nhiều thập kỷ qua.
"Những rủi ro đối với việc ổn định thị trường tài chính có liên quan đến việc chuyển đổi không thành công khỏi lãi suất Libor, hiện tại cũng như trước đây", Quarles nói.
Vào tháng 7 tới, FSB sẽ đặt ra các thách thức với các bộ trưởng tài chính G20 để chuyển đổi khỏi việc sử dụng lãi suất Libor và các cách thức để giải quyết vấn đề này, Quarles nói.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
