Cổ phiếu săm lốp phải chờ thêm
![]() | Sẽ có cuộc đua tăng giá cổ phiếu NH? |
![]() | Cổ phiếu cao su còn... ăn? |
![]() | Lựa thời điểm lên sàn |
Trái ngược với đà hưng phấn của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay, các cổ phiếu săm lốp đang trải qua một giai đoạn khá khó khăn. Điển hình như giá cổ phiếu DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng chỉ dao động quanh mức 30.000-33.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu CSM của CTCP Casumina dao động khiêm tốn quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu.
Dù các phiên giao dịch gần đây, giá họ săm lốp có cải thiện nhẹ, nhưng các cổ đông của họ ít nhiều cảm thấy chạnh lòng khi nhìn vào đà tăng ấn tượng của nhiều mã cổ phiếu khác. Trong khi chỉ số VN-Index cũng đã tăng 15% kể từ đầu năm 2017 đến nay.
![]() |
Các DN nội địa đứng trước áp lực cạnh tranh với săm lốp ngoại rất khốc liệt |
Không khó để giải thích về xu thế ngược dòng này, đây là thời điểm đầy thách thức cho những mã cổ phiếu như DRC và CSM bởi giá cao su tự nhiên, cao su nhân tạo tăng gần gấp đôi từ cuối năm ngoái đến nay, khiến cho giá vốn hàng bán của hai DN này tăng mạnh. Nhưng tác động tiêu cực lớn nhất cho các hãng lốp xe là việc thị trường tiêu thụ ô tô trong nước bất ngờ chững lại khiến cho nhu cầu tiêu thụ lốp xe ít nhiều bị suy giảm.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số xe hơi tiêu thụ trong tháng 5 vừa qua của toàn thị trường chỉ đạt 23.232 chiếc, giảm đến 11% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng lượng xe tiêu thụ chỉ đạt 109.903 xe, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả khá thất vọng bởi từ đầu năm đến nay nhiều hãng xe như: Thaco, Mazda, Toyota, Honda... thực hiện nhiều chính sách giảm giá rất mạnh tay, thậm chí có mẫu xe đại hạ giá trên 100 triệu đồng (trong đó có một phần từ chính sách thuế giảm khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC).
Thực trạng ảm đạm của ngành ô tô trong nước và phần nào đó là Trung Quốc khiến cho nhà sản xuất săm lốp như CSM, DRC bị ảnh hưởng. Lợi nhuận ròng quý I/2017 của CSM chỉ đạt 28 tỷ đồng, giảm mạnh gần 33 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng của DRC khá hơn, khi chỉ sụt giảm 18% xuống còn 70 tỷ đồng.
Điểm hạn chế của các DN nội địa còn là năng lực cạnh tranh với khối ngoại còn hạn chế. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán FPTS, CSM và DRC hiện tập trung vào phân khúc lốp xe tải, trong khi khó lòng cạnh tranh được với các DN của Nhật Bản, Trung Quốc trong phân khúc ô tô con, mặc dù đã đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất lốp radial hiện đại. Đây là điều đáng tiếc bởi ô tô con chính là phân khúc đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay.
Áp lực về chi phí nợ cũng là nhân tố ảnh hưởng không tốt cho lợi nhuận cho các công ty nội địa. Do đặc thù của ngành săm lốp là cần đầu tư tài sản cố định lớn nên nhìn chung, các DN săm lốp đang duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá cao.
Do đó, các thách thức trước mắt sẽ buộc các công ty nội địa phải mạnh dạn tái cơ cấu hoạt động, cắt giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, duy trì được lợi thế cạnh tranh trong cuộc chiến khốc liệt về giá với các đối thủ ngoại.
Thực tế về mặt tổng thể, thị trường săm lốp Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, cả trên phân khúc xe tải do tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao và hạ tầng giao thông đang trong quá trình cải thiện. Theo FPTS, trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng về giá trị của ngành săm lốp Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 8%/năm, cao gấp đôi so với mức bình quân của thế giới và cao hơn 2 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của nhóm các thị trường đang phát triển khác. Vì vậy, các cổ phiếu săm lốp như DRC, CSM sẽ là các tài sản đầu tư phù hợp với khung đầu tư trung và dài hạn.
So với mặt bằng chung của thị trường, chỉ số giá trên thu nhập P/E của các mã cổ phiếu săm lốp đang ở mức chỉ 9-10x, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung hơn 15x của toàn thị trường. Điều này mang đến một chút hấp dẫn cho các cổ phiếu này nếu thị trường ô tô tiêu thụ diễn biến tích cực như kỳ vọng trong các năm tới.
Tin liên quan
Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập
