Cơ hội và áp lực của công nghiệp điện tử
![]() | Loay hoay tìm sản phẩm chủ lực |
![]() | Công nghiệp điện tử: Duy trì sự phát triển bền vững |
![]() | Tìm kiếm cơ hội đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam |
Cơ hội rộng mở và áp lực cạnh tranh
Ấn Độ đang và sẽ tiếp tục là đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như phát triển ngành công nghiệp điện tử. Lợi thế cạnh tranh mà nước này có được là nhờ áp dụng mức ưu đãi 2 cấp độ của cả Chính phủ lẫn các tiểu bang, cùng với mức lương thấp chỉ bằng khoảng 50% so với lương lao động của Việt Nam, và nền công nghiệp công nghệ cao tương đối phát triển. Ấn Độ hiện vẫn giữ vị trí là “thung lũng silicon” của châu Á. Ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đặc biệt lưu ý đến sự cạnh tranh của Ấn Độ khi đánh giá về triển vọng phát triển của ngành công nghiệp điện tử trong tương lai.
![]() |
Tập trung cải tiến các công nghệ và sản phẩm hiện có trong nước, Việt Nam có thể xoay chuyển tình hình |
Tính đến hết năm 2016, điện thoại các loại và linh kiện vẫn giữ vị trí đứng đầu trong tất cả các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Điều này đã đóng góp đáng kể vào cân bằng thương mại của Việt Nam, hạn chế nhập siêu trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện (34,3 tỷ USD), khối DN FDI vẫn chiếm tỷ trọng chi phối đến 99,8% (34,2 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Việc phụ thuộc quá nhiều vào khối DN FDI cũng chính là nguyên nhân cản trở năng lực phát triển của ngành công nghiệp điện tử.
Tuy nhiên, trong mắt các NĐT nước ngoài, ngành công nghiệp điện tử hiện vẫn đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Ông Suttisak Wilanan, Phó giám đốc điều hành của Reed Tradex (đơn vị tổ chức Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2017) cho biết, theo một cuộc khảo sát trong ngành, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong số các quốc gia khu vực ASEAN tính đến tháng 12/2016. Trong đó, nhiều ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, nổi bật nhất là ngành điện tử. Các xu hướng này có thể sẽ tiếp tục mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất.
Các thương hiệu điện tử khổng lồ như Intel, Panasonic và Microsoft đã dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, trong khi các DN nội địa tiếp tục giành được các đơn hàng mới. Điều này phản ánh xu hướng tích cực trong việc mở rộng sản xuất. Nhập khẩu đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 2011 đến năm 2016, trong khi xuất khẩu tăng gần 5 lần từ 12,8 tỷ USD lên 65,8 tỷ USD vào năm 2015. Vào đầu năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Với tốc độ này, dự kiến Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn lên vị trí cao hơn trong danh sách này. Ông đánh giá, Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử vượt 40 tỷ USD vào năm năm 2017.
Giải bài toán nội địa hoá
Các chuyên gia đánh giá, tương lai của ngành công nghiệp điện tử sẽ rộng mở hơn nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành này đã cụ thể, rõ ràng hơn. Các thiết bị công nghệ cao nằm trong các ngành công nghiệp mà Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ trong kế hoạch 10 năm. Là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng tham vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) của WTO, và có tiềm năng tận dụng được nhiều lợi thế từ việc nâng cao hiểu biết ITA.Tuy nhiên để làm được điều này, cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hoá. Hiện tại, tỷ lệ DN điện tử nước ngoài ở Việt Nam chỉ chiếm 1/3, nhưng lại nắm giữ 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử của cả nước và chiếm 80% thị phần nội địa.
Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội cho biết, làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn đang được duy trì, nhưng tại thị trường này đang có một số vấn đề cần cải thiện, trong đó nổi bật nhất là tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam còn thấp. Hiện nay tỷ lệ nội địa hoá nguyên liệu phụ tùng của DN chế tạo tại Việt Nam chỉ là 34%, thấp hơn so với 68% của Trung Quốc và 57% của Thái Lan.
Chính vì vậy, các DN chế tạo của Nhật Bản buộc phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu phụ tùng từ nước ngoài. Điều này tạo ra chi phí và rủi ro khá lớn với DN Nhật Bản khi tiến hành sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, gây cản trở cho các DN khi muốn duy trì sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam. Các DN sản xuất linh phụ kiện phần lớn là DNNVV, nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa hình thành cơ chế đầy đủ và tạo thuận lợi cho việc này.
Ông Yasuhito Akatsuka, Giám đốc phụ trách bộ phận mua hàng của Công ty TNHH Canon Việt Nam chia sẻ, một trong những điều trăn trở lớn nhất đối với DN sản xuất thiết bị điện và điện tử là không thể mua sắm được các thiết bị phụ tùng tại Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đề này là do hạn chế về công nghệ nên chưa có DN nội địa sản xuất được với chi phí hợp lý và chất lượng phù hợp với yêu cầu của Canon Việt Nam.
Tuy nhiên vị này cho rằng, Việt Nam chỉ cần nâng cấp cũng như tập trung cải tiến các công nghệ và sản phẩm vốn có trong nước thì hoàn toàn có thể xoay chuyển được tình hình, chuyển từ nhập khẩu sang cơ chế nội địa hoá. Ví dụ, hộp số với độ chính xác rất cao hay con lăn bằng cao su đều là sản phẩm sản xuất được trên cơ sở cải tiến các sản phẩm sẵn có hiện nay của Việt Nam. Hay là những khuôn đúc để tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao, vốn đòi hỏi công nghệ đặc thù, hay các loại máy cái công nghiệp, cũng là sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất được.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
