Cơ hội nào cho các ngân hàng trong thành phố đặc thù
Hành trình tự hào của ngân hàng đặc thù |
Ông nhận định thế nào về tác động của Nghị quyết 98 đến hệ thống TCTD trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
Ở góc độ sử dụng hiệu quả các nguồn lực, Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo điều kiện cho thành phố khai thác tốt tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực và dư địa cho tăng trưởng.
Với ý nghĩa đó, việc tổ chức triển khai thực hiện trước hết sẽ mang lại hai điểm tích cực quan trọng. Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Thứ hai, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chương trình đề án lớn của thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Trong quá trình đó, đối với các TCTD, hoạt động tại thành phố sẽ rất thuận lợi. Tất cả những kết quả và chuyển biến từ việc thực hiện Nghị quyết 98 sẽ tác động tích cực và là môi trường thuận lợi để các TCTD nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung tăng trưởng và phát triển. Với các động lực về thúc đẩy mở rộng, tăng trưởng tín dụng và dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố; thúc đẩy tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng đổi mới để phát triển... Với mục tiêu và kết quả kỳ vọng nhất, đó là hình thành và phát triển thị trường tài chính TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - ngân hàng, NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tham mưu cho chính quyền thành phố như thế nào?
Một trong những chính sách đặc thù cho thành phố đó là cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo và cùng với kế hoạch phát triển kinh tế số của Chính phủ, đề án phát triển ngân hàng số của NHNN Việt Nam.
Việc thực hiện Nghị quyết 98 sẽ tạo thêm những động lực mới cho sự phát triển này, với hai yếu tố: vừa cạnh tranh để thúc đẩy phát triển, vừa tiếp cận và học tập, chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, cũng như trình độ quản lý quản trị tiên tiến.
Những yếu tố này rất cần thiết cho sự đổi mới, tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhất là xu hướng phát triển fintech hiện nay là tất yếu khách quan, trong điều kiện phát triển nền kinh tế số và tác động trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay.
Trong quá trình này, ngành Ngân hàng thành phố sẽ chủ động thực hiện tốt đề án phát triển ngân hàng số gắn liền với kế hoạch mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN Việt Nam; Đồng thời tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế số thành phố, đề án đô thị thông minh và phối hợp tham mưu thực hiện đề án phát triển trung tâm tài chính quốc tế.
Theo ông các TCTD cần làm gì để bắt nhịp cùng thành phố triển khai Nghị quyết 98?
Những cơ chế về tài chính và sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển một số ngành, lĩnh vực ưu tiên của thành phố theo Nghị quyết 98 là sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng và phát triển theo định hướng đề ra.
Trong đó, các chương trình kích cầu đầu tư, hỗ trợ lãi suất sẽ tiếp tục được tổ chức triển khai thực hiện thông qua HFIC (Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh), các NHTM hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và một số chương trình cụ thể.
Ở góc độ hoạt động ngân hàng, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các chương trình này nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ của thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Điểm thuận lợi là một số chương trình hỗ trợ lãi suất của thành phố cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, kích cầu đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ… đã thực hiện tốt và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua. Do vậy khi thực hiện những cơ chế chính sách từ Nghị quyết 98 đối với hoạt động này, cũng sẽ rất thuận lợi và có nhiều kinh nghiệm hơn.
Trong đó, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành và trách nhiệm thực thi chính sách của các TCTD có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin cụ thể về các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất cũng như định vị cụ thể trách nhiệm các sở ngành, trong đó có nhiệm vụ của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và các tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân
