Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ thúc đẩy TP.HCM phát triển
Đến năm 2030, kinh tế số của TP.HCM đóng góp 40% vào GRDP TP.HCM: Khởi công dự án xây dựng đường Vành đai 3 vào ngày 18/6 |
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nhất trí với dự thảo và thẩm tra Nghị quyết mới cho TP.HCM và cho rằng, “Việc ban hành Nghị quyết mới sẽ giúp TP.HCM phát huy tiềm năng lợi thế mà các địa phương khác không có. Chính quyền và nhân dân TP.HCM sẽ nhanh chóng thực hiện các lợi thế để đưa Nghị quyết mới nhanh chóng đi vào thực tế. Để hòn ngọc Viễn đông luôn và mãi tỏa sáng với các sắc màu tươi mới, ngày càng rực rỡ hơn, mạnh mẽ hơn”, đại biểu Mai nhấn mạnh.
![]() |
TP.HCM là đô thị hạt nhân, trung tâm tài chính quốc tế, đi đầu về công nghiệp công nghệ cao... |
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) bày tỏ nhất trí cao về việc cần phải có Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP.HCM. Dự thảo Nghị quyết mới dù đã có những chính sách, cơ chế mới hơn so với Nghị quyết 54 nhưng để nói đây là những chính sách mang tính mạnh mẽ, đột phá thì vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều đại biểu. Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét phân quyền mạnh hơn cho TP.HCM trong công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ...
Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14, TP.HCM đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Tiến độ triển khai các dự án nhóm A được đẩy nhanh hơn; Huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án… Tuy nhiên, mục tiêu huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển của Thành phố chưa đạt yêu cầu; thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt chưa áp dụng được nhiều... Hiện nay, tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước của thành phố có chiều hướng suy giảm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh nhưng chưa được giải quyết triệt để như giao thông quá tải; triều cường, ngập úng, ô nhiễm môi trường gia tăng; nhà ở, bệnh viện, trường học, hệ thống phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân…
Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng phát triển TP.HCM của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể Quốc gia, đã xác định: “TP.HCM là đô thị hạt nhân, trung tâm phát triển của toàn vùng; chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực; đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo….”. Vì vậy, TP.HCM cần có một thể chế mới phù hợp hơn với vai trò, vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, có khả năng cạnh trạnh với các siêu đô thị trong khu vực và thế giới. Do đó, việc ban hành một Nghị quyết mới với các cơ chế, chính sách đặc thù đột phá để thúc đẩy phát triển TP.HCM thay thế Nghị quyết số 54 là cần thiết.
Giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Dự thảo Nghị quyết đã quy định nhiều nội dung mới, như: Thành phố áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao, văn hóa; tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp; ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố; Chính sách khơi thông nguồn lực đối với Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC); được thu tiền duy tu, tái tạo cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất từ các doanh nghiệp; Chính sách ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo, Trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D; sản xuất chip, bán dẫn, vật liệu mới, năng lượng sạch; thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; và được điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí...
Ngoài ra, Dự thảo Nghị quyết cũng thiết kế 7 nhóm chính sách đặc thù về về quản lý đầu tư; về tài chính ngân sách; về quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM; về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; về tổ chức bộ máy của Thành phố và thành phố Thủ Đức. Đây là các nhóm chính sách đã được Chính phủ rà soát đề xuất theo các quan điểm, nguyên tắc nêu tại Tờ trình số 236/TTr-CP ngày 17/5/2023, trong đó tập trung đề xuất các chính sách tháo gỡ các khó khăn về thể chế, phát huy tiềm năng, lợi thế của Thành phố, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm nhưng có tính đột phá và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
