agribank-vietnam-airlines

Chuyện giảm nghèo từ nguồn vốn vay của NHCSXH ở Bản Cuôn

Hà Tuyết
Hà Tuyết  - 
“Chính sách về bản, cái nghèo ra đi” đó là câu nói của anh Triệu Tài Dương, Bí thư Chi bộ thôn Bản Cuôn 2 xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Thôn Bản Cuôn 2 có tổng diện tích hơn 500 ha, trong đó rừng sản xuất hơn 130 ha, thôn có 98% là dân tộc Dao Đỏ với 78 hộ dân và gần 350 nhân khẩu. Tính đến thời điểm tháng 9/2024, thôn có 60 hộ tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nguồn vốn này những năm qua đã giúp cho nhiều người dân thôn Bản Cuôn thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
aa
Thực hiện Chỉ thị 40: Sức bật nơi miền biên ải (Kỳ 1) Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo (Bài 1)

Người Dao thôn Bản Cuôn 2, từ xưa với tập quán canh tác, sinh sống trên núi, phát rừng làm nương, làm rẫy. Nương rẫy ót dần, năng suất thấp, nhà làm nhiều cũng chỉ đủ ăn, nghèo đói đeo bám. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Chính quyền các cấp, có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm đến hướng dẫn bà con trồng rừng, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và trên chính những mảnh đồi nương ót họ đã bắt đầu trồng rừng. Đặc biệt từ năm 2014, NHCSXH huyện Chợ Đồn triển khai Chỉ thị 40-CT/TW, Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã được tiếp cận với 10 chương trình cho vay tạo sinh kế, như chương trình cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, vay giải quyết việc làm… Các chương trình, chính sách phong phú, phù hợp với đối tượng, với địa phương, trong đó có nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư trồng, chăm sóc rừng.

Tại thôn Bản Cuôn 2 xã Ngọc Phái, gia đình chị Hà Thị Nhất là một trong những gia đình đầu tiên tiếp cận với nguồn vốn cho vay từ NHCSXH để trồng, chăm sóc rừng.

Niềm vui của chị Nhất và gia đình với thành quả từ rừng quế
Niềm vui của chị Nhất và gia đình với thành quả từ rừng quế

Chị Nhất cho biết, trước đây gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, được Bí thư chi bộ thôn, các tổ chức hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên thôn tuyên truyền về chính sách nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế của NHCSXH, chị đã tham gia tổ viên tổ TK&VV. Ban đầu chị mới vay 8 triệu đồng để mua giống cây mỡ về trồng, sau 2 năm hoàn trả vốn vay chị tiếp tục được cán bộ NHCSXH tư vấn vay số tiền 30 triệu đồng để trồng rừng. Những năm đầu cây còn nhỏ, xác định “lấy ngắn nuôi dài” nên chị trồng xen lúa nương, cây sắn, cây gừng để vừa làm cỏ, vun xới đất cho cây, vừa có thu hoạch cây ngắn ngày theo thời vụ. Được chăm sóc tốt, cây lớn nhanh, đến thời kỳ khai thác đem lại hiệu quả cao, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ rừng đem lại, gia đình chị đã chủ động tận dụng, mở rộng diện tích đồi rừng được cho phép sản xuất để trồng rừng. Đến năm 2018, diện tích rừng trồng tiếp tục được khai thác, gia đình chị đã hoàn trả hết phần vốn vay, có tiền mua sắm đồ dùng thiết yếu trong gia đình và trang trải cuộc sống, bởi vậy trong năm ấy gia đình chị đã thoát nghèo. Năm 2020 với hơn 300 triệu đồng thu về từ khai thác rừng trồng, gia đình chị đã xây được ngôi nhà mới khang trang. Năm 2023, chị tiếp tục vay số tiền 100 triệu đồng để trồng và chăm sóc rừng. Hiện nay tại thôn Bản Cuôn 2, gia đình chị Nhất là một trong những hộ thoát nghèo bền vững từ nguồn thu trồng rừng.

Theo chị Nhất thì từ nguồn tiền vốn cho vay của NHCSXH mà gia đình chị đã thoát được nghèo, không chỉ riêng gia đình chị, mà gia đình các anh, chị em, gia đình các con của chị cũng đang là những hộ khấm khá trong thôn từ nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất, chủ yếu là tập trung vào trồng rừng, nhờ được tiếp cận với chương trình chính sách ưu đãi, được nghe tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn tận tình của cán bộ ngân hàng, những diện tích đất đồi, nương ót bỏ hoang được tận dụng trồng rừng, các thành viên trong gia đình có việc làm ổn định, có thu nhập từ rừng, thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Gia đình chị Lại Phương Thuỷ ở thôn Bản Cuôn 2, là hộ thoát nghèo năm 2023, chị Thủy tâm sự, nhà có 6 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, thấy trong thôn nhiều gia đình trồng rừng từ vốn vay của NHCSXH có hiệu quả, chị đã đăng ký tham gia thành viên tổ TK&VV và vay số tiền 35 triệu đồng để trồng rừng, năm 2023 sau khi hoàn trả phần vốn vay, gia đình chị tiếp tục vay 100 triệu đồng để trồng, chăm sóc rừng, đồng thời được hướng dẫn vay vốn hỗ trợ làm nhà ở số tiền 40 triệu đồng, nhà mới đã xây xong, nay gia đình chị yên tâm làm ăn, không còn lo những lúc trời mưa gió, và niềm vui nhất của chị là gia đình không còn tên trong danh sách hộ nghèo, điều mong mỏi của gia đình nay đã đạt được.

Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Đồn, hướng dẫn tuyên truyền cho người dân về chương trình, chính sách cho vay
Cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Đồn, hướng dẫn tuyên truyền cho người dân về chương trình, chính sách cho vay

Trao đổi với chị Hoàng Thị Mai, Tổ trưởng tổ TK&VV thôn Bản Cuôn 2 chúng tôi được biết, hiện nay tổ TK&VV của thôn Bản Cuôn 2 quản lý hơn 3,8 tỷ đồng dư nợ từ nguồn vay của NHCSXH, trong đó có 20 lượt hộ vay nguồn vốn đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường, 41 lượt hộ vay giải quyết việc làm và 4 lượt hộ được vay hỗ trợ làm nhà ở. Thôn không có nợ lãi tồn, nợ xấu, các tổ viên vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, tự giác đóng lãi suất, hoàn vốn đúng thời hạn, còn tham gia xây dựng được quỹ tiết kiệm. Nhờ các chương trình cho vay của NHCSXH để phát triển kinh tế, nhiều hộ trong thôn đã mua sắm được các vật dụng thiết yếu trong gia đình như xe máy, tủ lạnh, ti vi, xoá được nhà tạm, thoát được nghèo, có điều kiện nuôi các con đi học... Theo chị, đây là nguồn vốn tín dụng chính sách rất cần thiết đối với bà con nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc Dao của thôn Bản Cuôn 2 nói riêng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế để thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Bà Nông Thị Thu Hoài, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết, trong 9 tháng năm 2024, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Đồn đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được vay nguồn vốn ưu đãi với trên 125 tỷ đồng thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách. Hiện nay thông qua 245 tổ TK&VV, Phòng giao dịch đã hỗ trợ cho 6.996 lượt khách hàng với tổng dư nợ trên 530 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2023 số tiền 88 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 19,9% với những kết quả đạt được NHCSXH huyện sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép vào các hội thi, sự kiện của địa phương, tiếp tục đưa tín dụng chính sách xã hội đến với người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Đồn, thời gian qua đã không ngừng nỗ lực, làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò tổ TK&VV, có những cách làm phù hợp với điều kiện của một huyện miền núi, nơi có thế mạnh phát triển kinh tế từ trồng rừng. Những cánh rừng được phủ một màu xanh mướt, những đồi quế, đồi mỡ vươn cao đầy sức sống ở nơi đây, đã có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn cho vay của NHCSXH, với đội ngũ cán bộ luôn sâu sát, bám nắm cơ sở, hướng dẫn, tư vấn giúp các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả được tuyên truyền nhân rộng, công tác kiểm tra, giám sát các nguồn vay được thực hiện thường xuyên, đem lại hiệu quả rõ rệt.

Có thể nói, từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW, trên địa bàn huyện miền núi Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình, chính sách tín dụng được triển khai đi vào cuộc sống, mà gia đình chị Nhất, chị Thuỷ và tổ TK&VV ở thôn Bản Cuôn 2 xã Ngọc Phái là một trong những minh chứng sinh động cho hiệu quả từ nguồn vốn vay của NHCSXH. Đặc biệt đối với những người dân ở nông thôn, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, các chương trình, chính sách từ nguồn vốn vay NHCSXH là không thể thiếu, đây chính là những chương trình, chính sách thiết thực, đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. Kết quả đạt được từ nguồn vốn vay của NHCSXH đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình, thoát nghèo bền vững.

Hà Tuyết

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data