agribank-vietnam-airlines

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Kỳ vọng tạo cảm hứng mới cho nền kinh tế

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Sự kiện năm nay gồm Hội nghị chuyên đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy CĐS”; Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong CĐS của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán. Nhân dịp này, Thống đốc NHNN đã tặng bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác CĐS ngành Ngân hàng năm vừa qua.
aa
Lan tỏa chuyển đổi số trong và ngoài ngành Ngân hàng Bước tiến mới trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng TỔNG THUẬT: Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023: “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”

Ngày 18/5/2023 tại Hà Nội, NHNN tổ chức Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023. Với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy CĐS”. Chủ đề này vừa nhấn mạnh, vừa khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06, qua đó thúc đẩy tiến trình CĐS trong ngành Ngân hàng để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân, xã hội.

Những thành quả đáng khích lệ

Tiếp tục triển khai định hướng, chỉ đạo và các nhiệm vụ được giao tại Chương trình CĐS quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư (Đề án 06) và chủ đề “Năm Dữ liệu số 2023” (đề ra tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về CĐS), NHNN đã lựa chọn Chủ đề: cho sự kiện CĐS ngành Ngân hàng năm 2023.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, nhờ sự phối hợp, hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành liên quan cùng với sự chủ động tích cực của toàn Ngành, ngành Ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ sau hai năm triển khai Kế hoạch CĐS (Quyết định 810/QĐ-NHNN) trên nhiều mặt. Thông tin cụ thể hơn, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, NHNN luôn được đánh giá cao trong bộ chỉ số CĐS của các bộ, ngành; chỉ số kiến tạo thể chế về CĐS; chỉ số an toàn, an ninh mạng… Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách tiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển TTKDTM, thúc đẩy CĐS trong hoạt động ngân hàng. Trong thời gian qua, NHNN đã chuẩn bị và ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, thống nhất các quy chuẩn kỹ thuật, như quy chuẩn thẻ chip, QRcode để tạo kết nối liên thông giữa các ngân hàng; dự thảo và chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn cho vay bằng hình thức điện tử.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng:  Kỳ vọng tạo cảm hứng mới cho nền kinh tế

NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Công an tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 316 về thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ. Đến nay, chúng ta có 3,71 triệu tài khoản Mobile Money đang hoạt động với 8.880 điểm kinh doanh và trên 15.300 điểm chấp nhận thanh toán. NHNN cũng đang hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); trình Chính phủ các Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định cơ chế quản lý có kiểm soát Fintech trong hoạt động ngân hàng, tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ số trong hoạt động CĐS.

Hạ tầng công nghệ phục vụ CĐS luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển. Hệ thống thanh toán quan trọng được vận hành ổn định, thông suốt và an toàn; Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử (ACH) vận hành ổn định, dịch vụ thông suốt. Đến nay, 95% TCTD đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược CĐS tại đơn vị mình. Nhiều TCTD CĐS ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực CĐS, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng.

Các chỉ số TTKDTM tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch. Năm 2022, tăng trưởng thanh toán qua kênh di động, phương thức QR Code tăng trưởng trên 100% so với năm 2021 (kênh Mobile tăng 139,3% về số lượng và 106,5% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 225,4% về số lượng và 243,9% về giá trị); 74,63% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng; khoảng 18,6 triệu thẻ, 8,7 triệu tài khoản ngân hàng được mở bằng phương tiện điện tử (eKYC) đang hoạt động…

Tiên phong, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc CĐS

Đáng chú ý trong triển khai thực hiện Đề án 06, ngày 24/4/2023, Thống đốc NHNN và Lãnh đạo Bộ Công an đã ký Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN, trong đó nêu cụ thể các nhiệm vụ (với 11 đầu mục lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể), giao đơn vị đầu mối với sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành cụ thể. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị thống nhất triển khai thực hiện. Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nên đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong đó, NHNN đã hoàn thành kết nối, khai thác CSDLQGvDC chính thức từ tháng 12/2022 cho dịch vụ công của NHNN; Phối hợp với C06 – Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục rà soát làm sạch hàng triệu hồ sơ khách hàng còn lại…

Phát biểu tại Sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, NHNN là một điểm sáng về CĐS với 99% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến và hoàn chỉnh; trên 50% các nhiệm vụ được giao trong chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025 đã được hoàn thành; kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQGvDC đã thu được kết quả bước đầu khả quan. Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành Ngân hàng có hai loại tài sản: Một loại đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền; và một loại chưa được khai thác hết công suất là dữ liệu. “Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, trong đó ngân hàng là Ngành có nhiều dữ liệu nhất, và đang tăng nhanh từng ngày. Ngành Ngân hàng “canh tác” trên mảnh đất mới này sẽ tạo ra rất nhiều giá trị cho đất nước. Dữ liệu được đánh thức sẽ tạo ra sự phát triển đột phá”, Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh.

Vì thế Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng và kỳ vọng: “Ngành Ngân hàng đã luôn thuộc nhóm dẫn đầu về CĐS, trên nền tảng đã đạt được, rất mong ngành Ngân hàng tiếp tục đi đầu về CĐS quốc gia, để không chỉ tạo ra sự phát triển mới cho Ngành mà còn tạo cảm hứng cho đất nước về CĐS. Làm được việc này, Ngành sẽ góp thêm sự phát triển mới cho đất nước, tạo ra thị trường CĐS cho các doanh nghiệp công nghệ số. Ngành Ngân hàng đi tiên phong về CĐS sẽ kéo theo cả đất nước CĐS”.

Tham dự và phát biểu tại Sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao thông điệp và chủ đề mà NHNN đã lựa chọn cho năm nay. Phó Thủ tướng cho biết, đây là lần thứ hai ông tham dự Sự kiện CĐS ngành Ngân hàng và “qua hai lần trải nghiệm, trực tiếp chứng kiến các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, tôi thật sự ấn tượng về những thành quả mà Ngành đã đạt được. Tôi cũng cảm nhận được một cách rõ rệt tinh thần CĐS lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp xuyên suốt từ các phát biểu của đồng chí Thống đốc, báo cáo kết quả 2 năm triển khai Kế hoạch CĐS ngành Ngân hàng và các bài tham luận, trình diễn cũng như hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng tại các gian hàng”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng: “Với những kết quả đã đạt được, tôi tin tưởng mạnh mẽ ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả trong công tác CĐS, đóng góp quan trọng vào công cuộc CĐS của đất nước theo định hướng Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng

Dữ liệu dân cư vô cùng quan trọng đối với ngân hàng

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng:  Kỳ vọng tạo cảm hứng mới cho nền kinh tế

Đối với ngân hàng, dữ liệu dân cư vô cùng quan trọng dưới mấy khía cạnh. Thứ nhất, nhờ dữ liệu dân cư mà chúng tôi có thể làm sạch dữ liệu ngân hàng đã có trước đây. Thứ hai, nhờ dữ liệu dân cư ngân hàng kiểm tra và xác thực hoàn toàn theo quy định khách hàng mới. Thứ ba, khi dữ liệu dân cư có đầy đủ, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro các NHTM có thể sử dụng để tiến hành hoạt động cho vay trên nền tảng điện tử.

Theo quy định hiện nay, khi tiến hành cho vay các ngân hàng tham khảo thông tin khách hàng của mình đang vay ở đâu. Trên thực tế, khách hàng đang thực hiện đi vay qua nhiều cách thức có thể qua khai báo bằng CMTND, hay CCCD 9 số hoặc các giấy tờ CCCD gắn chip. Song, nhờ làm sạch dữ liệu, ngân hàng có thể gộp cả ba thông tin này thành một. Qua đó, ngân hàng xác định cụ thể khách hàng đang vay ở những ngân hàng nào, lịch sử tín dụng của khách hàng ra sao một cách chính xác, giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro.

Để đảm bảo “thông thoáng” cho hình thức cho vay online đồng thời tránh được những rủi ro, ở góc độ cơ quan quản lý, điều đầu tiên theo tôi là ban hành cơ sở pháp lý. Đây là điều mà các ngân hàng rất mong muốn đáp ứng kịp thời sự phát triển theo yêu cầu của thực tiễn. Hiện tại Dự thảo sửa đổi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã được NHNN lấy đầy đủ ý kiến các bộ ngành và đang chờ thẩm định. Khi Thông tư mới được ban hành làm nền tảng cho các ngân hàng tổ chức thực hiện cho vay online. Trong đó, quy định về việc xác thực khách hàng như thế nào, quy định điều kiện cho vay trước cũng như là sau đối với cho vay trên môi trường điện tử ra sao sẽ được đề cập tại Thông tư sửa đổi Thông tư 39.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data