Chuyển đổi số - Chìa khóa giúp ngành du lịch phát triển bền vững
![]() |
Chuyển đổi số hoặc không tồn tại
Thông tin tại diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch Việt Nam cất cánh, chuyên đề huyển đổi số, động lực phát triển bền vững ngày 18/5, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm cho ngành du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Nếu những năm trước câu chuyện chuyển đổi số trong du lịch vẫn chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp, địa phương có tư duy nhạy bén, linh hoạt và mạnh tiềm lực tài chính, thì nay chính "sóng thần" Covid-19 lại đẩy tất cả buộc phải lựa chọn: chuyển đổi số hay là không tồn tại nữa.
“Nhận thức về chuyển đổi số đang có sự thay đổi rõ nét và tác động mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến liên tục tìm kiếm các giải pháp thích ứng để tồn tại. Hiện không chỉ các doanh nghiệp lớn mà nay nhiều đơn vị doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa cũng áp dụng triển khai thông qua thuê nền tảng để tự cứu chính doanh nghiệp khi trở lại cuộc đua cạnh tranh”, ông Phòng nhấn mạnh.
Để chuyển đổi số thành công, theo ông Phòng có thể sẽ phải mất vài ba năm nhưng không thể chậm hơn nữa. Dịch Covid-19 tuy gây thiệt hại nhưng cũng tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp và ngành du lịch chuyển đổi, bắt kịp xu hướng không thể đảo ngược của thế giới – chuyển đổi số.
“Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp du lịch thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 khiến khách không thể đi du lịch, trên nền dữ liệu sẵn có, các nhân sự ngành du lịch vẫn tương tác với khách để hiểu tâm lý, hành vi, nhu cầu để giới thiệu sản phẩm phù hợp”, ông Phòng dẫn chứng.
Ghi nhận từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến liên tục tìm kiếm các giải pháp thích ứng để tồn tại. Hiện không chỉ các doanh nghiệp lớn mà nay nhiều đơn vị doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa cũng áp dụng triển khai thông qua thuê nền tảng để tự cứu chính doanh nghiệp khi trở lại cuộc đua cạnh tranh.
Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc cũng đồng tình cho rằng, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh Covid-19. Chuyển đổi số mang lại cơ hội cho ngành du lịch có thể phát triển bền vững hơn.
Theo đó, Tổng cục Du lịch đã đề xuất 5 giải pháp thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đối số ngành du lịch. Thứ nhất, Tổng cục Du lịch đã và đang xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam. Thứ hai, Tổng cục Du lịch thiết lập kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ góp phần đảm bảo du lịch an toàn, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch như “ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn”, “ứng dụng Hướng dẫn Du lịch Việt Nam”, “hệ thống đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19”.
Thứ tư, hỗ trợ các địa phương, điểm đến chuyển đổi số, năm 2021 bắt đầu triển khai hỗ trợ Hà Giang, Thanh Hóa xây dựng điểm đến thông minh.
Và thứ năm, hỗ trợ phong trào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Doanh nghiệp cần “trợ lực”
Đứng từ góc độ của doanh nghiệp, bà Đỗ Hồng Xoan – Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho hay, chuyển đổi số là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp du lịch, song vấn đề chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhiều hơn nữa những “trợ lực” từ chính sách và các tổ chức.
“Thực tế, những doanh nghiệp có quy mô lớn áp dụng chuyển đổi số là câu chuyện khác, trong khi đó có đến 3/4 các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lại gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, trong quá trình áp dụng công nghệ chuyển đổi số thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất trăn trở bởi đây là câu chuyện vừa phải có chính sách từ trung ương đến các bộ đến tổng cục du lịch đến hiệp hội cũng như sự chuyển đổi từ các sở địa phương mới có thể theo kịp được”, bà Xoan đề xuất.
Theo bà Xoan, hiện nay để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và cả quốc tế, các doanh nghiệp Việt cũng đã nhận ra muốn tiếp cận khách hàng cũng như giữ chân họ ở lại cơ sở mình lâu dài thì đã đến lúc không thể kinh doanh truyền thống nữa.
Đặc biệt, hậu đại dịch, việc số hóa sẽ càng khó khăn hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi công nghệ còn yếu, chưa có quy trình quản lý, chưa có công nghệ thông tin đi sâu vào từng bộ phận để tạo ra quá trình hoạt động chuyên nghiệp, quy trình khép kín.
Vừa rồi Quốc hội cũng đã thông qua chương trình phát triển, có bổ sung ngân sách để bổ sung chuyển đổi số và xúc tiến du lịch, đây là cơ sở để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. “Chúng tôi mong muốn hơn nữa những chính sách để cùng đưa du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, bà Xoan nói.
![]() |
Cần có cách tiếp cận riêng
Ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, phát triển kinh tế số du lịch nằm trong chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo đó, Việt Nam có cách tiếp cận riêng, thận trọng, từng bước một, nhưng không bỏ lỡ thời cơ.
Về nhiệm vụ phát triển kinh tế số du lịch, ông Đường cho biết, chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch theo thời gian thực.
Cụ thể, kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số du lịch, trong đó: Mỗi doanh nghiệp du lịch là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số; Tạo làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào du lịch; Phát triển các nền tảng số kết nối cung cầu du lịch.
Nền tảng dữ liệu số du lịch, trong đó: Nhà nước dẫn dắt, doanh nghiệp du lịch làm nòng cốt và khách du lịch tham gia; Thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở; Phân loại và số hoá tài nguyên du lịch.
Nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch, trong đó: Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp du lịch; Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; Hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch.
Nền tảng mô hình hóa đa chiều phục vụ phát triển bảo tàng số, du lịch số, trong đó: Xây dựng mạng lưới hệ thống bảo tàng số; Kết nối, chia sẻ tài nguyên tri thức bảo tang số, du lịch số; Xây dựng các bản đồ số du lịch gắn với địa chỉ số.
Đào tạo chuyên ngành về du lịch thông minh và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành du lịch.
“Hệ sinh thái số du lịch không chỉ đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao trải nghiệm du lịch, vì vậy, qua các ứng dụng trên nền tảng số để đưa kinh tế số du lịch đến từng người dân”, ông Đường nói.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
