Chuyển dịch mô hình kinh doanh để tái định hình
![]() | Giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp |
![]() | Ngân hàng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp |
![]() |
Đây là thời điểm để các DN nhìn lại những ưu tiên chiến lược, xác định các điểm khác biệt trong chuỗi giá trị |
Theo Hiệp hội DNNVV, từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, phản ứng đầu tiên của hầu hết các DN trong tất cả các lĩnh vực đều xoay quanh các biện pháp cắt giảm chi phí. Đây được coi là phương án thiết thực, nhưng rõ ràng chưa đủ để giúp các DN vượt qua khủng hoảng. Còn nhìn ở khía cạnh khác, nếu không tính toán cẩn trọng, việc tiết giảm chi phí một cách quá mức còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hay phục hồi của DN.
Vì vậy, với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc tái định hình và xây dựng lại mô hình kinh doanh bên cạnh chiến lược về chi phí là rất quan trọng để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho DN trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết, tại Việt Nam nền kinh tế đang quay trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, DN cần có những động thái chủ động, kịp thời để định hình lại về cơ cấu tổ chức trong hiện tại, hướng đến phát triển trong tương lai. Thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng do đại dịch lần này đã khiến cả động lực thị trường và phương thức kinh doanh đều thay đổi một cách nhanh chóng.
Trong đó, các chi phí từng được coi là cố định đối với hoạt động DN thì trong bối cảnh cụ thể lại có thể biến đổi. Đơn cử như đối với chi phí thuê văn phòng hay chi trả nhân sự thường được hạch toán cố định vì ít có sự biến động, nhưng trong hoàn cảnh hoạt động của DN bị xáo trộn thì buộc những chi phí đó phải thay đổi theo. Hay ngược lại, trong khi một số yếu tố từng được xem như “yếu tố bổ sung giá trị” cho DN như kỹ thuật số và tự động hóa thì nay lại có vai trò chiến lược, đóng góp quyết định đối với việc tồn tại, phát triển của một DN.
Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19 do PwC thực hiện vào tháng 6/2020 cho thấy, chỉ 11% các lãnh đạo tài chính (CFO) cân nhắc đến việc tạm dừng hoặc hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này cũng đồng nhất với kết quả các CFO khẳng định về kế hoạch đẩy nhanh tốc độ tự động hóa và nâng cao khả năng làm việc từ xa của DN trong bối cảnh mới.
Trong khi cắt giảm chi phí tiếp tục là biện pháp tài chính được các lãnh đạo ưu tiên xem xét (với trên 80%), con số các CFO lựa chọn cân nhắc về việc hủy hoặc tạm dừng kế hoạch đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ngày một giảm (14%) so với các kết quả trước đây trong chuỗi các khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19. Rõ ràng, các CFO ngày càng nhận thức rõ nét về mức độ cần thiết của việc tiếp tục làm hài hòa giữa cắt giảm chi phí sao cho không ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trong khi vẫn điều tiết việc đầu tư cho các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Tìm hiểu thực tế tại một số DN trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống cho thấy, trước đại dịch, DN thường cố gắng cân bằng giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh trực tuyến do rất nhiều khách hàng ưa thích trải nghiệm thực tế. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, DN phải nhanh chóng tìm cách chuyển hướng, đẩy mạnh kinh doanh đa phương tiện, kinh doanh trực tuyến, bán hàng online dẫn đến chi phí đầu tư vào hoạt động này cũng tăng lên nhằm dịch chuyển chuỗi giá trị hỗ trợ cho mô hình kinh doanh mới.
Giám đốc một công ty chuyên sản xuất, cung cấp linh kiện điện tử tại KCX Tân Thuận, Quận 7 cho biết, trước đại dịch, DN chủ yếu tập trung vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất cố định, tối đa hóa quy mô và giảm thiểu chi phí, nhưng khi môi trường kinh doanh, thị trường thay đổi DN buộc phải thu nhỏ quy mô hoạt động, nâng cao khả năng vận hành linh hoạt hơn trước và đang từng bước tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường.
Ông Grand Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận định, trong mọi cuộc khủng hoảng, vẫn luôn có những cơ hội để tái thiết và tạo sự khác biệt nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đây là thời điểm để các DN nhìn lại những ưu tiên chiến lược, xác định các điểm khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên làm việc theo phương pháp vận hành mới. Quan trọng hơn, DN cần phân tích về mục tiêu chiến lược quan trọng và đề ra những bước cụ thể mà DN có thể thực hiện ở thời điểm hiện tại để tái định hình mô hình kinh doanh cũng như cơ cấu về chi phí để sẵn sàng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
