agribank-vietnam-airlines

Chuỗi cung ứng cần bước chuyển mình sang các mô hình chủ động

Thanh Trúc
Thanh Trúc  - 
Là một trong số các quốc gia đầu tiên mở cửa lại nền kinh tế, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này làm nền tảng vươn lên và xây dựng chiến lược thích ứng chủ động. Đây là thời điểm đòi hỏi các doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về chuỗi cung ứng, và đặt ra câu hỏi làm thế nào để xây dựng chiến lược thích ứng dài hạn cho doanh nghiệp.
aa

Chuỗi cung ứng hiện nay bao gồm những mối liên hệ đan xen và phức tạp và khi có gián đoạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng ở mọi khía cạnh từ người lao động cho tới kinh tế và xã hội. Đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta nhận ra mức độ lệ thuộc phức tạp và dễ bị tổn thương của hệ sinh thái chuỗi cung ứng hiện đại khi những đứt gãy có tác động lan truyền giữa các ngành và giữa các quốc gia với nhau.

Các thay đổi đột ngột về nhu cầu tiêu dùng cũng như những gián đoạn trong hoạt động thương mại xảy ra do các nhà cung ứng từ nhiều quốc gia tiến hành hoạt động gom hàng khiến cho tác động của đại dịch đã trở nên sâu rộng và không còn là vấn đề tạm thời đối với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng cần bước chuyển mình sang các mô hình chủ động
Ảnh minh họa

Trong tương lai, vận hành chuỗi cung ứng sẽ cần bước chuyển mình sang các mô hình chủ động và tổng thể hơn. Điều này cũng được phản ánh quan điểm của các lãnh đạo tài chính (CFO) ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua.

Trong đó các CFO cho biết đang có kế hoạch điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và các vấn đề của bên thứ ba để chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai.

Cụ thể, hơn một nửa (51%) các CFO đánh giá việc xác định và phát triển thêm nguồn cung thay thế là vấn đề cấp bách trong chiến lược chuỗi cung ứng. Trong khi đó, 45% các CFO mong muốn thay đổi các điều khoản hợp đồng và 45% muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai.

Là một trong số các quốc gia đầu tiên mở cửa lại nền kinh tế, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này làm nền tảng vươn lên và xây dựng chiến lược thích ứng chủ động. Đây là thời điểm đòi hỏi các doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về chuỗi cung ứng, và đặt ra câu hỏi làm thế nào để xây dựng chiến lược thích ứng dài hạn cho doanh nghiệp.

“Cuộc khủng hoảng lần này đã mang đến những bài học kinh nghiệm quý giá, các doanh nghiệp cần tận dụng khả năng thích ứng nhanh nhạy mà họ đã xây dựng được. Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Đánh giá tình hình một cách chiến lược và từ đó linh hoạt điều chỉnh chuỗi cung có thể sẽ mang lại lợi thế canh trạnh lâu dài cho doanh nghiệp”, ông Grant Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận định.

Hiểu biết sâu sắc và đa chiều hơn về vị trí trong chuỗi cung ứng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trong ấn phẩm mới nhất của PwC, hậu COVID-19: Chuỗi cung ứng cho tương laichúng tôi đưa ra những phân tích về 10 thách thức lớn nhất đối với chuỗi cung ứng và các bên thứ ba, đòi hỏi những thay đổi cần thiết trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng trước đây:

Chuỗi cung ứng cần bước chuyển mình sang các mô hình chủ động

Về nguồn nhân lực, khảo sát cho thấy, tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nguồn lao động và khả năng di chuyển của họ đến một số địa điểm. Các trường hợp liên quan đến kỹ năng chuyên môn sẽ khó giải quyết. Các công ty cần xem xét chiến lược sử dụng nguồn lao động tạm thời cho một số vị trí cũng như cân nhắc tự động hóa hoặc sử dụng công nghệ đối với những vị trí khác.

Đối với vấn đề tuân thủ luật lệ: Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tình hình tuân thủ quy định vốn đang ổn định, với sự xuất hiện của nhiều bên thứ ba trong các hoạt động cung cấp và phân phối cũng như do các hành vi linh hoạt để ứng phó với gia tăng sản lượng và nhu cầu. Những doanh nghiệp không tuân thủ quy định về môi trường, xã hội, quản trị và pháp luật có nguy cơ bị khách hàng tẩy chay, cũng như rủi ro phải đối mặt với quá trình điều tra sau khủng hoảng.

Đánh giá về tình hình tài chính của nhà cung cấp, khảo sát chỉ ra rằng, đại dịch COVID-19 đã để lại những thách thức chưa từng có cho hệ sinh thái chuỗi cung ứng, dẫn đến những thiệt hại lớn cho nhiều doanh nghiệp, tiêu biểu như: bỏ lỡ cơ hội bán hàng; chi phí trực tiếp từ nhà cung cấp tăng do nhà cung cấp bỏ qua hoặc tái cung cấp nguồn hàng trong thời gian ngắn; thiệt hại uy tín đến từ việc không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ; tăng chi phí chất lượng của việc giao hàng gấp rút/rút ngắn và thời gian quản lý khủng hoảng kéo dài...

Ấn phẩm này cũng đồng thời đưa ra ba chiến lược ứng phó đối với mỗi thách thức trên để doanh nghiệp có thể tiến hành ngay ở thời điểm hiện tại và chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai.

Thanh Trúc

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data