agribank-vietnam-airlines

Chứng khoán toàn cầu nhuốm mầu ảm đạm

Phan Hà
Phan Hà  - 
Thị trường chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới trong sắc đỏ u ám, khi làn sóng bán tháo lan rộng từ Tokyo đến Hong Kong, Seoul và Đài Loan. Những cú sốc từ chính sách thuế quan của Mỹ tiếp tục gieo rắc hoang mang cho giới đầu tư toàn cầu.
aa

Sáng ngày 7/4, các chỉ số chính tại châu Á đồng loạt cắm đầu giảm sâu. Thậm chí ở Đài Loan, cơ chế ngắt mạch buộc phải kích hoạt chỉ sau vài phút giao dịch.

Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi một số mã cổ phiếu trụ cột như TSMC và Foxconn - hai đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực công nghệ và sản xuất toàn cầu - giảm sát ngưỡng 10%.

Nikkei 225 – chỉ số chứng khoán chủ chốt gồm 225 mã cổ phiếu – đã giảm 2.843,48 điểm, tương đương 8,42%, so với phiên cuối tuần trước, xuống còn 30.937,10 điểm – mức thấp nhất trong phiên kể từ tháng 10/2023
Chỉ số Nikkei 225 có lúc mất gần 3.000 điểm, trước khi hồi phục nhẹ và chốt phiên với mức giảm 7,8% - mức thấp nhất trong phiên kể từ tháng 10/2023

Tại Nhật Bản - thị trường mở cửa sớm nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 có lúc mất gần 3.000 điểm, trước khi hồi phục nhẹ và chốt phiên với mức giảm 7,8%. Topix, chỉ số phản ánh toàn thị trường, cũng chung cảnh ngộ. Sự sụt giảm đồng loạt của toàn bộ cổ phiếu thuộc Nikkei 225 cho thấy quy mô và độ nghiêm trọng của làn sóng tháo chạy.

Cơ chế ngắt mạch thậm chí được kích hoạt đối với hợp đồng tương lai Nikkei 225 khi mức sụt giảm vượt 8%, tạm ngừng giao dịch trong 10 phút theo quy định. Đây là lần hiếm hoi thị trường Nhật Bản phải sử dụng biện pháp kỹ thuật này trong vài năm trở lại đây.

Tại Đài Loan, thị trường chỉ kịp hoạt động vài phút trước khi phải đóng cửa do chỉ số chính mất tới 9,7%. Động lực chính đến từ cú lao dốc của cổ phiếu TSMC (giảm 10%) và Foxconn (giảm 9,8%). Cả hai đều là biểu tượng của nền kinh tế Đài Loan, đồng thời là đối tác chiến lược của các “ông lớn” công nghệ Mỹ như Apple hay Nvidia.

Không dừng lại ở Đông Bắc Á, làn sóng bán tháo lan sang Hàn Quốc, Trung Quốc và cả khu vực Thái Bình Dương. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 5,6% trong phiên, đánh dấu chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. Thị trường Trung Quốc cũng không thoát khỏi tâm lý hoảng loạn, khi Shanghai Composite giảm 7,3%, trong khi Hang Seng Index (Hong Kong) mất tới 13,4% - mức giảm sốc nhất kể từ đầu năm đến nay.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm sốc 6% ngay khi mở cửa, trước khi thu hẹp đà rơi về 4,2% lúc đóng phiên. Tính từ đỉnh tháng 2, chỉ số này đã mất hơn 11%, chính thức rơi vào vùng điều chỉnh.

Nguyên nhân chính của đợt sụt giảm lần này đến từ chính sách thuế quan mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Với loạt biện pháp áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và nhiều đối tác thương mại chủ chốt. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang phản ứng gay gắt.

Đài Loan, một trong các đối tác lớn nhất của Mỹ, đã phải hứng chịu mức thuế đối ứng lên đến 32%. Trung Quốc cũng bị áp thêm 34% thuế, nâng tổng mức thuế bổ sung mà nền kinh tế số 2 thế giới phải gánh kể từ khi ông Trump nhậm chức lên 54%.

Phát biểu ngày 6/4, ông Trump nói “đôi khi cần uống thuốc để chữa bệnh”, hàm ý rằng việc thị trường giảm là điều không thể tránh khỏi để tái cân bằng thương mại.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick khẳng định chính quyền không có kế hoạch rút lại các mức thuế, bất chấp những phản ứng dữ dội từ thị trường tài chính.

Không chỉ châu Á, các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng chịu chung số phận. Chỉ số DAX của Đức tiếp tục giảm mạnh hơn 4% sau khi mất hơn 8% trong tuần trước - mức tồi tệ nhất kể từ mùa xuân năm 2022. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu mất 6%, CAC 40 của Pháp giảm 6,2%, còn FTSE 100 (Anh) cũng lùi 4,7%.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Futures giảm 2,8%, trong khi Nasdaq 100 Futures mất đến 4,6%. Tuần trước, Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều năm, mất hơn 8%, với hai phiên liên tiếp sụt trên 1.500 điểm - điều chưa từng xảy ra trong lịch sử.

Giữa cơn bão tháo chạy, nhà đầu tư nhanh chóng đổ tiền vào các tài sản an toàn. Đồng yen Nhật tăng hơn 1% so với USD trong đầu phiên giao dịch ngày 7/4, còn franc Thụy Sĩ cũng tăng 0,6%. Trên thị trường vàng, giá có lúc rơi khỏi mốc 3.000 USD/oz nhưng nhanh chóng bật lại lên 3.041 USD vào cuối phiên sáng.

Đợt giảm sâu của thị trường chứng khoán ngày 7/4 là minh chứng rõ ràng cho tác động toàn cầu của các quyết sách đơn phương. Trong bối cảnh địa chính trị và thương mại ngày càng bất ổn, các cú sốc thuế quan có thể làm tan rã hàng tỷ USD tài sản chỉ sau một đêm.

Với nhà đầu tư, bài học hôm nay là sự tỉnh táo trước mọi cơn sóng chính sách và luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Phan Hà

Tin liên quan

Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data