agribank-vietnam-airlines

Chưa vội hút vốn lớn

Khanh Đoàn
Khanh Đoàn  - 
Trong dài hạn cần tiến hành đồng thời giải ngân vốn FDI đang tồn đọng, cũng như thu hút các dòng vốn mới.
aa
Khi FDI tăng tốc
Lựa chọn nào cho tăng trưởng?
Kết nối FDI mạnh hơn với khu vực trong nước

Liên tục trong quý II vừa qua, 3 dự án FDI mới có số vốn lớn nhất năm (tính đến thời điểm hiện tại) đã lần lượt được cấp phép, khiến lượng vốn đăng ký mới ghi nhận mức tăng vọt. Cụ thể trong quý II/2017, có 690 dự án đăng ký mới với tổng vốn đạt 8,92 tỷ USD.

Vốn đổ mạnh vào hạ tầng

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đây là mức vốn đăng ký cao nhất trong một quý kể từ năm 2015, gấp lần lượt 3,1 lần và 1,9 lần so với quý I/2017 và quý II/2016. Lượng vốn tăng lên đến từ 2 dự án nhiệt điện là BOT Nghi Sơn (2,79 tỷ USD) và BOT Nam Định 2 (2,07 tỷ USD), chiếm 45,6% tổng vốn đăng ký, vượt công nghiệp chế biến chế tạo để trở thành lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất trong quý II. Tiếp đó là dự án đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn tại Kiên Giang với 1,28 tỷ USD, chiếm 6,7% tổng vốn đăng ký trong quý II.

Chưa vội hút vốn lớn
Ảnh minh họa

Như vậy trong 6 tháng đầu năm nay, 3 dự án FDI đầu tư mới có vốn lớn nhất đều thuộc về lĩnh vực sản xuất điện, khai khoáng, chứ không còn là công nghiệp chế biến chế tạo như các năm trước. Nhận định về diễn biến này, GS-TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho rằng, việc thu hút FDI vào năng lượng và sắp tới đây có thể là hạ tầng kỹ thuật đường bộ, đường sắt cao tốc, thông tin… là phù hợp với định hướng của Nhà nước.

Đối với dự án năng lượng, vừa qua Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương ưu tiên phát triển năng lượng điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo… thông qua các chính sách khuyến khích khá hấp dẫn. Đó là nâng giá mua điện mặt trời lên 9,35 cents/kWh và EVN ký hợp đồng mua toàn bộ điện thương phẩm của NĐT. Mặc dù đây là cơ chế dành cho năng lượng tái tạo, song NĐT nước ngoài nhận thấy sự cởi mở chung của chính sách nên đã nhanh chóng rót vốn đầu tư vào các dự án nhiệt điện.

Do đó, từ đầu năm đến nay không chỉ NĐT nước ngoài mà ngay cả NĐT trong nước đã chớp thời cơ để rót vốn vào lĩnh vực này, với hơn 10 dự án năng lượng mới chỉ trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, ông Mại cũng lưu ý rằng các dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng đều đã trải qua thời gian nhiều năm tìm hiểu, thương lượng mới đi đến thực hiện. Vì vậy việc cấp phép là hoàn toàn nằm trong xu thế tất yếu.

FDI đang được hấp thụ hợp lý

Việc không có dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo dường như cho thấy dòng đầu tư vào công nghiệp đặc biệt công nghệ cao đang chững lại?

Trước câu hỏi môi trường đầu tư Việt Nam có phải đang mất dần sức hấp dẫn, TS. Nguyễn Mại cho rằng cần nhìn trên dài hạn. Ông Mại nhắc lại, yếu tố quan trọng nhất trong FDI không phải là vốn đăng ký mà là vốn thực hiện. Những năm gần đây tốc độ giải ngân vốn FDI khá nhanh, nhiều dự án hàng tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư đã được đưa vào vận hành.

Riêng trong quý II vừa qua, lượng vốn giải ngân đã có dấu hiệu phục hồi so với quý I, đạt 4,1 tỷ USD và tăng 9,3%, cao hơn nhiều so với mức 3,4% của quý trước. Nhờ đó tính chung trong 6 tháng, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Ông Mại dự đoán, năm 2017 giải ngân FDI có thể đạt khoảng 19 - 20 tỷ USD là mức hợp lý, sẽ góp khoảng 22% tổng vốn đầu tư xã hội, đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công, đầu tư trong nước, vốn ODA, qua đó đạt được tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2017. Tốc độ đưa vốn vào thực hiện như hiện nay, theo ông Mại là phù hợp với khả năng hấp thụ của cả nền kinh tế. Vì vậy không nên quá vội vã với việc thu hút nhanh các dòng vốn mới.

Tuy nhiên, trong dài hạn các chuyên gia cho rằng vẫn cần tiến hành đồng thời cả việc giải ngân số vốn FDI đã thu hút được nhưng đang tồn đọng, cũng như thu hút các dòng vốn mới. TS. Nguyễn Mại lý giải, thu hút vốn FDI mới nhất của các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn là cần thiết để hình thành các ngành công nghiệp mới và dịch vụ hiện đại. Trong khi đó, giải ngân số vốn hơn 100 tỷ USD còn lại là câu chuyện thời sự để đồng thời vừa đưa vào sử dụng một số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ những năm trước, vừa loại bỏ những dự án ảo để không gây ảo tưởng từ con số thống kê vốn đăng ký hiện nay.

Định hướng thu hút vốn cụ thể trong giai đoạn tới đang là vấn đề cần cân nhắc. Năm 2017 tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài (1987-2017), Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đang triển khai tổng kết FDI để đánh giá đúng thành tựu, vấn đề, từ đó tìm ra định hướng mới trong bối cảnh trong nước DN nội đã phát triển nhanh với nhiều tập đoàn kinh tế lớn; trên thế giới FDI chuyển dịch theo hướng có lợi cho Việt Nam khi quốc gia thu hút FDI lớn là Trung Quốc đang gặp khó khăn, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầy triển vọng.

Định hướng mới cũng cần thích ứng với đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới; hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có điều kiện đi nhanh vào công nghệ tương lai như IOT, điện toán đám mây... không nên tiếp tục thu hút các dự án thâm dụng lao động, không thân thiện với môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng.

Khanh Đoàn

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data