Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Bố trí các trường hợp đại biểu không tái cử nhưng vẫn còn tuổi công tác
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh giá rất cao hoạt động của Ban Công tác đại biểu thời gian qua, nhất là việc phục vụ công tác kiện toàn nhân sự các cơ quan Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV rất thành công và chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, giúp Hội đồng Bầu cử quốc gia hướng dẫn công tác tổ chức bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Trước mắt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban cần tập trung cao độ cho việc chuẩn bị tổ chức thành công cuộc bầu cử, sớm tổng hợp kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ ba tại các địa phương để báo cáo Hội đồng Bầu cử quốc gia. Sau đó là chuẩn bị cho việc trình Quốc hội xem xét, công nhận tư cách đại biểu của người trúng cử đại biểu Quốc hội, chuẩn bị công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV và tập huấn đại biểu Quốc hội trúng cử lần đầu để có thể bắt nhịp được ngay với hoạt động của Quốc hội.
Đồng thời, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền, Đảng đoàn Quốc hội về việc bố trí các trường hợp đại biểu Quốc hội Khóa XIV không tái cử nhưng vẫn còn tuổi công tác; tham mưu đề xuất để bố trí các đại biểu Quốc hội vào các chức danh hoạt động chuyên trách tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây đều là các nhiệm vụ quan trọng và phải tập trung cao độ.
Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận, thống nhất việc giao Ban Công tác đại biểu xây dựng dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 575 về quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ của Ban cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế và các quy định mới của Luật Tổ chức Quốc hội.
Trong chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban xây dựng Đề án về tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Công tác đại biểu. Đề án này cần bám sát chức năng, nhiệm vụ của Ban, từ công tác cán bộ, bồi dưỡng đại biểu dân cử, đến theo dõi, hướng dẫn, giám sát hoạt động của HĐND…
* Trước đó, sáng 19/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, đa dạng của các thành viên Thường trực Ủy ban Tư pháp. Từ thực tiễn 2 khóa tham gia Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Ủy ban Tư pháp có vai trò nòng cốt trong hoạt động của Quốc hội, phụ trách các lĩnh vực tư pháp, nhiều mảng việc khó, từ việc thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật thuộc lĩnh vực tư pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp đến phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo, thi hành án...
Chia sẻ với kiến nghị của của Ủy ban Tư pháp về kỷ luật, kỷ cương lập pháp, ông Vương Đình Huệ bổ sung thêm rằng Quốc hội cần có Chiến lược xây dựng pháp luật tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045 với tinh thần kiến tạo và phát triển theo yêu cầu của văn kiện Đại hội Đảng XIII.
Nêu một số vấn đề cần lưu ý, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Tư pháp rà soát lại quy chế làm việc, chương trình công tác của Ủy ban trong năm 2021 cho phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cũng như các quy định mới của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) năm 2020; nghiên cứu để có mô hình thống nhất giữa các cơ quan của Quốc hội về việc thành lập các Tiểu ban hay Nhóm công tác về thành phần, tính pháp lý, địa vị pháp lý...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó được đo lường bằng chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Ủy ban, đồng thời đề nghị Ủy ban Tư pháp nghiên cứu, xây dựng một đề án về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban, phù hợp với tính chất đặc thù trong lĩnh vực hoạt động, nằm trong chương trình hành động chung của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Cùng với đó, Ủy ban Tư pháp cần sẵn sàng, tích cực tham gia với Đảng đoàn Quốc hội xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp; tiếp tục nghiên cứu, làm đầu mối giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội tăng cường phối hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
