agribank-vietnam-airlines

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan

 - 
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Kazakhstan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22/8/2023.
aa
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến Giáo hoàng Francis Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan - Ảnh 1.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 21/8, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Kassym - Jomart Tokayev.

Tại cuộc hội đàm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Kassym - Jomart Tokayev và Đoàn đại biểu cấp cao Kazakhstan thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những thành tựu mà Nhà nước và nhân dân Kazakhstan đạt được trong giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Kazakhstan, coi Kazakhstan là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Á.

Tổng thống Kazakhstan bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam; đánh giá cao đường lối đổi mới của Việt Nam, những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao uy tín trên trường quốc tế; khẳng định Nhà nước Kazakhstan luôn trân trọng tình cảm hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan - Ảnh 2.
Sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Kassym - Jomart Tokayev - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong không khí tin cậy, cởi mở, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Tokayev đã trao đổi toàn diện, sâu rộng về các phương hướng thúc đẩy quan hệ song phương, thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Tokayev khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương để tăng cường hiểu biết, tin cậy, tạo động lực cho hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh về Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA)...; khẳng định Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để Kazakhstan tăng cường hợp tác với các nước ở khu vực Đông Nam Á và Kazakhstan sẽ là cầu nối để Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước Trung Á.

Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan - Ảnh 3.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Kazakhstan, coi Kazakhstan là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Á - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai nguyên thủ đánh giá cao những tiến triển tích cực trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, trong đó có việc triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) mà Kazakhstan là thành viên từ năm 2016; tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa và tiềm năng để thúc đẩy hợp tác hơn nữa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Kazakhstan ủng hộ sớm đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tế, kịp thời tạo ra thêm nhiều cơ hội mới cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Tổng thống Kazakhstan mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 1,5 tỷ USD; ủng hộ đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên về kết nối dịch vụ hậu cần, vận tải, nông nghiệp; đề nghị thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Kazakhstan để tăng cường hợp tác doanh nghiệp hai nước.

Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan - Ảnh 4.
Tổng thống Kazakhstan mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 1,5 tỷ USD - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai bên bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư thông qua tăng cường trao đổi thông tin về môi trường, cơ hội đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau; nghiên cứu khả năng thành lập liên doanh trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và nhu cầu: Dệt may, chế biến thực phẩm Halal, hải sản, đồ hộp… để cung cấp cho thị trường Trung Á.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, tài chính, ngân hàng, công nghệ cao. Hai nguyên thủ hoan nghênh việc mở đường bay thẳng giữa Việt Nam - Kazakhstan vào tháng 10/2022; tin tưởng rằng việc hai nước ký kết Hiệp định miễn thị thực song phương cho công dân mang hộ chiếu phổ thông và Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực du lịch nhân dịp này sẽ góp phần tăng cường hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, chia sẻ quan điểm giải quyết các tranh chấp trong khu vực và trên thế giới bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn Tổng thống và Nhà nước Kazakhstan đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ổn định tại Kazakhstan.

Nhân dịp này, Tổng thống Kazakhstan Tokayev trân trọng mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sớm thăm chính thức Kazakhstan. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan
Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác gồm: Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù; Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông; Kế hoạch hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giai đoạn 2023 - 2025; Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực du lịch; Bản ghi nhớ giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty Agency Khabar./.

baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data