agribank-vietnam-airlines

Chủ tịch nước khai bút đầu xuân tại Khu Lưu niệm Nguyễn Trãi

 - 
Nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn 2024, ngày 18/2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới dâng hương và dự Lễ khai bút đầu xuân tại Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
aa
Chủ tịch nước khai bút đầu xuân tại Khu Lưu niệm Nguyễn Trãi- Ảnh 1.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai bút đầu Xuân năm 2024 tại Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi - Ảnh: TTXVN

Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, lúc nhỏ ở với ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán trong kinh thành Thăng Long. Sau khi ông ngoại mất, Nguyễn Trãi về làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam xưa (nay là thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) ở và học tập cùng cha.

Từ vùng quê nghèo Thượng Phúc, Nguyễn Trãi học hành, rèn chí, luyện tài để phò vua-giúp nước, trở thành bậc khai quốc công thần triều Lê, người có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử dân tộc.

Đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân và du khách, Dự án Khu Lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã được khởi công vào ngày 14/11/2022, đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.

Khu lưu niệm được lãnh đạo TP. Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín dành nhiều tâm huyết để xây dựng với mục đích tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của cụ Nguyễn Trãi trên chính quê hương và đặc biệt là giáo dục tinh thần đoàn kết, khơi dậy truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trước anh linh Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn đại biểu đã thành kính dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn Ức Trai tiên sinh, một Danh nhân văn hoá kiệt xuất, một nhà tư tưởng vượt thời đại, một nhà chính trị, chiến lược quân sự, ngoại giao lỗi lạc.

Viết lưu bút tại đây, Chủ tịch nước khẳng định sẽ luôn khắc ghi lời dạy của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nỗ lực không ngừng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước một lòng phục vụ nhân dân, xây nền thái bình muôn thuở.

Chủ tịch nước cũng dự lễ Khai bút đầu xuân với chủ đề: Thủ đô Hà Nội: “văn hiến - văn minh - hiện đại” và thực hiện nghi thức khai bút đầu xuân. Việc khai bút đầu xuân từ lâu đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ khai bút đầu xuân là nét văn hóa đẹp của vùng đất Danh hương Thường Tín có truyền thống hiếu học, khoa bảng.

Đây là hoạt động có ý nghĩa như là hiệu lệnh động viên, khuyến khích toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn đề cao việc học, thi đua lao động, sản xuất. Những nét chữ đầu tiên của năm mới thường gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần thúc đẩy tinh thần hiếu học, xây dựng trí tuệ con người Việt Nam.

Chủ tịch nước khai bút đầu xuân tại Khu Lưu niệm Nguyễn Trãi- Ảnh 2.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà cho công nhân thi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô - Ảnh: TTXVN

Cũng trong sáng nay, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên cán bộ, công nhân đang xây dựng trên công trình đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án có tổng chiều dài 112,8 km. Điểm đầu của đường Vành đai 4 nối cao tốc Hà Nội-Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài-Hạ Long.

Chủ tịch nước khai bút đầu xuân tại Khu Lưu niệm Nguyễn Trãi- Ảnh 3.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xem sơ đồ tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô - Ảnh: TTXVN

Dự án qua địa phận TP. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, có tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng và được triển khai thành 7 dự án thành phần, vận hành độc lập.

Đến nay trên địa bàn ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh đã huy động đầy đủ 100% nhân lực, máy móc để thi công đồng loạt trên toàn tuyến đường...

TTXVN/baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data