Chủ động ứng phó với các biến động từ bên ngoài
![]() | Luật Chứng khoán (sửa đổi): Quy định rõ các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán |
![]() | Thống đốc trả lời về việc Việt Nam vào danh sách giám sát chính sách vĩ mô và ngoại hối của Hoa Kỳ |
![]() |
Việt Nam không dùng chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại |
Trước hết, về cập nhật tình hình tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2019, báo cáo cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến rất nhanh, phức tạp; xung đột thương mại tiếp diễn khó lường; ở trong nước, dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KTXH tháng 5 tiếp tục xu hướng tích cực của 4 tháng đầu năm mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Phiên khai mạc kỳ họp.
Cụ thể là, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng tăng 2,74%, thấp nhất trong 3 năm qua.
Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, đàn gia cầm tăng 7,1%, sản lượng thủy sản tăng 6,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tháng 5 đạt 11,6%, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
Tổng cầu tiếp tục tăng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%; thu hút khách quốc tế đạt gần 7,3 triệu lượt người, tăng 8,8%.
Tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng 27,1%; vốn thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8%. Xuất khẩu đạt trên 100 tỷ USD, tăng 6,7%. Có gần 54 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 3,2% về số doanh nghiệp, 29,6% về vốn đăng ký và gần 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tiếp tục được quan tâm; đời sống người dân được cải thiện, số hộ thiếu đói giảm 30,5%.
Đã triệt phá nhiều vụ án lớn về ma túy, đánh bạc trên mạng… Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoạt động đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, tình hình KTXH nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; còn nhiều vấn đề dư luận bức xúc, người dân quan tâm như: Đạo đức, văn hóa ứng xử, xâm hại trẻ em, gian lận thi cử, tội phạm ma túy, đánh bạc, giết người, tai nạn giao thông nghiêm trọng… như Chính phủ đã báo cáo và nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu.
Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát, chủ động ứng phó với diễn biến tình hình quốc tế và trong nước; tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trên các lĩnh vực.
Nỗ lực phấn đấu cao nhất cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 theo Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội.
Liên quan đến tác động của cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết đây là quan tâm không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của tất cả các nước, bởi cuộc cạnh tranh này tác động đến kinh tế thế giới và khu vực. Các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá nếu “cuộc chiến” này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới có thể giảm từ mức 3,5% xuống còn 3,2%.
Đối với Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở rất lớn, bất cứ một tác động nào của kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam. Bởi vậy, ngay trong năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và đã thành lập ban chỉ đạo để nghiên cứu, đánh giá tình hình và kiến nghị chính sách.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta đã xây dựng nhiều kịch bản, đề án và biện pháp cần thiết để bảo đảm nền kinh tế tiếp tục phát triển; tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, linh hoạt tỷ giá; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tình hình hiện nay cũng đang mở ra xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, đầu tư nước ngoài tăng nhưng đây cũng là thời điểm chúng ta cần có chọn lọc đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, lựa chọn chất lượng, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải hết sức cảnh giác việc hàng hóa có thể thông qua Việt Nam để xuất khẩu đến các thị trường khác.
Đối với thực trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc nhưng mang nhãn, mác Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết trong thời gian vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như nền kinh tế nước ta.
Trong thời gian tới, việc kiểm soát các khu vực cửa khẩu biên giới sẽ được tăng cường, không để hàng hóa nước ngoài gắn mác Việt Nam thẩm lậu; tăng cường kiểm tra các kho, bến bãi, địa điểm kinh doanh; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, kinh doanh, phân phối hàng hóa giả mạo.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp không bao che, tiếp tay; chủ động tham gia tố giác các hành vi vi phạm, xâm phạm đến thương hiệu Việt Nam và quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ đã giao Bộ Công thương xây dựng Đề án chống gian lận xuất xứ, có đánh giá toàn diện và đề xuất với Chính phủ những biện pháp hữu hiệu, trong đó việc xử lý các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng tăng nặng hình phạt…
Sau 2,5 ngày làm việc, sáng ngày 6/6, Quốc hội đã hoàn thành các nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV đối với 4 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ làm rõ thêm những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Cùng tham dự chất vấn và trả lời chất vấn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và một số bộ trưởng, thành viên Chính phủ có liên quan. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, kết quả phiên chất vấn tại kỳ họp này đã cho thấy, các nội dung chất vấn đúng và trúng những vấn đề mà nhân dân, cử tri cả nước và các ĐBQH quan tâm, bao quát các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đã có 230 lượt ĐBQH chất vấn và tranh luận. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn và xây dựng. Các ĐBQH đã nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, tập trung, đi thẳng vào vấn đề chất vấn. Nhiều ĐBQH tranh luận, làm rõ các vấn đề quan tâm, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp tục có các giải pháp phù hợp để khắc phục. Cơ bản các ĐBQH hài lòng với nội dung trả lời của các thành viên Chính phủ và trưởng ngành. Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các thành viên Chính phủ đã trả lời trực tiếp vào vấn đề được hỏi, không né tránh những vấn đề khó, phức tạp, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu; đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực và cam kết khắc phục tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trên cơ sở chất vấn của các ĐBQH và trả lời của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc nghiên cứu, chuẩn bị nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp, làm cơ sở pháp lý cho việc giám sát việc thực hiện, đồng thời, giúp Chính phủ, các bộ, các ngành thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là những cam kết của thành viên Chính phủ trước Quốc hội. |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
