Chủ động cân đối vốn cho các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi
![]() | Quyết liệt đồng hành cùng doanh nghiệp, vượt khó khăn sau dịch bệnh |
![]() |
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hoàng Giáp |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng việc khắc phục hậu quả sau dịch không chỉ kéo dài vài tháng mà có thể hàng năm, đặc biệt là những doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị tác động sâu như vận tải, du lịch, xuất nhập khẩu… nhiều ngành không chỉ chịu tác động trực tiếp mà còn gián tiếp.
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghệp, ngay khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, ngành Ngân hàng đã chủ động khẩn trương đánh giá, nắm bắt, dự báo tình hình, triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Nhờ vậy, sau 2 tháng tín dụng chững lại, đến hết tháng 4, tín dụng đã tăng 1,43%.
Thông tin về kết quả bước đầu triển khai quyết liệt chỉ đạo của NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Đến nay các TCTDđã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215 nghìn khách hàng với dư nợ 130 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260 nghìn khách hàng với dư nợ 1,08 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 630 nghìn tỷ đồng cho 182 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch. Riêng NHCSXH cũng đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 103 nghìn khách hàng với dư nợ trên 2.800 tỷ đồng, cho vay mới đối với gần 517 nghìn khách hàng với dư nợ gần 19.000 tỷ đồng.
Kết quả này bước đầu này đã đón nhận được những ý kiến đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp. Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Công ty cổ phần truyền dẫn Long Biên đánh giá cao khả năng phản ứng nhanh của ngân hàng trong việc đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp đã giảm được đáng kể áp lực tài chính, chi phí liên quan đến các khoản vay, đảm bảo nguồn tiền để hoạt động ổn định, không ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh với khách hàng.
![]() |
Ảnh: Hoàng Giáp |
Không riêng với một doanh nghiệp, hiệu quả từ chính sách hỗ trợ của ngành Ngân hàng đã phủ khắp cộng đồng doanh nghiệp. Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP. Hà Nội, DNVVN đã từng bước được thụ hưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng về vốn và tín dụng, từ đó doanh nghiệp đã có điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các gói vay ưu đãi cho DNVVN, ngân hàng đã đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án khả thi để tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi.
Tuy nhiên, để việc hỗ trợ có thêm hiệu quả, theo ông Mạc Quốc Anh ngành Ngân hàng nên thống kê bao nhiêu doanh nghiệp, ngành hàng nhận được chính sách hỗ trợ. Từ đó, giúp các doanh nghiệp cùng ngành nghề học hỏi và việc hỗ trợ sẽ lan tỏa hơn.
Bên cạnh những đề xuất của doanh nghiệp, đại diện nhiều ngân hàng cũng đã đưa ra một số kiến nghị bổ sung tiêu chí "dòng tiền giảm" vào đánh giá các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Hiện nay, căn cứ để xem xét hỗ trợ doanh nghiệp dựa vào việc doanh thu giảm trên sổ sách kế toán nhưng một số doanh nghiệp trong quý I chưa bị ảnh hưởng doanh thu, tuy nhiên về sau này "dòng tiền giảm" do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Lắng nghe những ý kiến của đại diện ngân hàng và doanh nghiệp, kết luận hội nghị Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các đơn vị vụ, cục NHNN trong giai đoạn tới cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ: Rà soát, tham mưu Ban Lãnh đạo NHNN sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện cho các TCTD hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế kịp thời ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19;
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử; Khẩn trương phối hợp bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao của NHNN tại Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội, Phó Thống đốc đề nghị, phải thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các cấp trên địa bàn để chia sẻ, thông tin, tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành Ngân hàng nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các chi nhánh TCTD trên địa bàn không chấp hành, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai theo đúng chủ trương của ngành, quy định và chỉ đạo của NHNN.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các TCTD cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020, Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 12/3/2020, Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 theo hướng chia sẻ tối đa khó khăn với người dân, doanh nghiệp, chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi ngay sau khi dịch kết thúc.
"Các chi nhánh, phòng giao dịch cần sát sao hơn trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; Xử lý nghiêm các lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm; Kịp thời phản ánh với NHNN về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách của ngành ngân hàng trong quá trình triển khai của TCTD", Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
