Chống gian lận, giả mạo trên sàn thương mại điện tử
![]() | Thương mại điện tử tiếp tục duy trì đà phát triển nhanh và ổn định |
![]() | Thương mại điện tử: Tầm nhìn phát triển bền vững |
Với sự phát triển công nghệ trên nền tảng số, giới trẻ và trung niên Việt Nam từ thành thị đến nông thôn ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc mua bán online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Chị Nguyễn Thu Hà (Hà Nội) cho biết, công việc nhiều, không có thời gian nhiều cho việc đi chợ hay mua sắm tại cửa hàng nên chị thường xuyên vào Shopee, Lazada, Tiki... để mua thực phẩm, quần áo, cũng như một số mặt hàng thiết yếu khác cho gia đình. Mỗi tháng, việc mua sắm online như vậy cũng tiêu tốn của gia đình chị hàng chục triệu đồng.
“Kinh nghiệm mua hàng online là nên vào những trang uy tín, có nhiều phản hồi tốt từ người mua. Nếu không, sẽ dễ mua phải hàng lởm hoặc bị lừa lắm”, chị Hà chia sẻ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Không riêng chị Hà, Sách Trắng TMĐT cho thấy năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và quy mô khoảng 15 tỷ USD. Dự kiến, đến năm 2025, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt mức 35 tỷ USD, tương đương với việc mỗi người dân sẽ chi tiêu khoảng 600 USD/năm thông qua mua sắm online. Điều này cho thấy, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về phát triển TMĐT, với tốc độ tăng trưởng thuộc top 3 trong khu vực Ðông Nam Á.
Dịch bệnh Covid-19 khiến việc kinh doanh, mua bán, giao nhận và vận chuyển hàng hóa qua các hình thức TMĐT càng trở nên hữu dụng và được người dân sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, tình trạng gian lận thương mại trên các sàn TMĐT hiện đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các tổ chức, các nhân mua bán hàng hoá trên không gian mạng.
Các hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp. Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên các sàn TMĐT cũng gặp không ít khó khăn, do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” này không đơn giản.
Câu chuyện của anh Chiến (Long Biên, Hà Nội) là một ví dụ. Sạc laptop Toshiba nội địa nhật của anh bị hỏng, anh mò mẫm lên Lazada tìm và đặt mua bộ sạc "zin" bóc máy về dùng cho đồng bộ. Nhưng khi nhận, hàng hoàn toàn khác với thông tin giới thiệu trên website là bóc máy mà hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, do bận công việc, cộng với số tiền mua sản phẩm không đáng là bao và vẫn dùng được nên anh Chiến đành phải dùng tạm vì đổi hàng hóa khác mất nhiều thời gian.
Câu chuyện của chị Cúc Đoàn (Khu đô thị Ocean Park, Gia Lâm) lại dở khóc dở cười hơn. Chị Cúc cho biết, chị là thành viên kim cương của sàn TMĐT Shopee. Chị Cúc mới đây đặt mua kem chống nắng 800 ngàn đồng nhưng khi nhận hàng thì không giống với mẫu hàng được giới thiệu trên gian hàng điện tử. Liên hệ với Shopee thì chị mới biết họ còn chưa gửi hàng đi. Chị đã gửi mail lên Shopee nhưng chẳng thấy phản hồi gì. Vì theo dõi qua Shopee thì hàng chị đặt chưa giao đi nên cũng không khiếu nại được ai.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, chính vì tốc độ tăng trưởng nhanh và doanh thu ngày một lớn, các đối tượng thường xuyên tận dụng mọi kẽ hở để một mặt cung cấp thông tin về hàng hóa, thông tin giao dịch trên Internet; quảng bá trực tuyến và khuyến mại rầm rộ; mặt khác thẩm lậu hoặc đưa những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ qua cửa khẩu, biên giới, cảng biển, sân bay… bán tràn lan trên thị trường nội địa với quy mô ngày một lớn.
“TMĐT cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung và với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT nói riêng”, bà Huyền cho hay.
Để giải quyết vấn đề này, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết sẽ tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời đề xuất Tổng cục QLTT tăng cường chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố triển khai công tác quản lý địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, thanh tra chuyên ngành, tăng cường kiểm tra và xử lý trong lĩnh vực TMĐT; công tác phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong Bộ Công Thương để tiến hành thanh tra, kiểm tra các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ rà soát phân loại, kiểm soát website TMĐT, nhất là các ứng dụng TMĐT kinh doanh các nhóm mặt hàng như: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền... và nhóm các mặt hàng giả mạo nhãn hiệu sở hữu trí tuệ xuất hiện nhiều trên mạng như thời trang, quần áo, giầy dép, túi xách, đồng hồ… và các nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện khác… Tập trung kiểm soát website TMĐT, nhất là kiểm soát về giao kết hợp đồng của website TMĐT; kiểm soát an toàn, an ninh trong giao dịch TMĐT nhất là trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân, trách nhiệm đảm bảo an toàn trong thanh toán...
Tin liên quan
Tin khác

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Hà Nội vào cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm từ 15/4
