agribank-vietnam-airlines

Cho vay mua thóc, gạo là đúng với định hướng tín dụng ưu tiên của Chính phủ

Chí Kiên
Chí Kiên  - 
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp mua lúa gạo và coi đây là chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo vốn cho việc mua trong thời kỳ đang rộ mùa này.
aa
NHNN yêu cầu tập trung cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân

Chiều 19/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ.

Cho vay mua thóc, gạo là đúng với định hướng tín dụng ưu tiên của Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ cuối năm 2018, giá lúa tươi (IR50404) tại ruộng có dấu hiệu sụt giảm. Đầu tháng 2/2019 sụt xuống 4.200-4.400 đồng/kg; loại thóc hạt dài (OM 504) giảm còn 4.500 đồng/kg. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2019 giả cả về lượng và giá trị.

Nguyên nhân được đánh giá là một số thị trường vẫn còn lượng gạo dư của 2018 nên chưa có nhu cầu nhập khẩu trong đầu năm. Sau Tết Kỷ Hợi 2019, các doanh nghiệp đã giao hàng vào tháng 12/2018 chưa chủ động giao hàng theo các hợp đồng, hệ thống thương lái chưa vào cuộc mạnh mẽ. Thị trường lớn nhất xuất khẩu gạo của Việt Nam là Trung Quốc đã xuất hiện thách thức mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tài chính tập trung triển khai mua tăng đưa vào dự trữ quốc gia năm 2019 số lượng 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng mua 100.000 tấn tiếp theo để thực hiện theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 và các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định hiện hành.

Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần việc gì có lợi cho người dân thì cố gắng làm và nêu rõ, các biện pháp đưa ra là biện pháp thị trường bình thường chứ không phải phi thị trường. Nhà nước không can thiệp vào thị trường để bảo đảm hoạt động thị trường bình thường, theo quy luật giá trị. Tuy nhiên, trách nhiệm của Nhà nước là làm sao người dân có lợi ích tốt nhất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật cho phép.

Để giải quyết vấn đề giá lúa thấp hơn so với cùng kỳ mặc dù người nông dân vẫn có lãi (nhưng mức lãi rất thấp), Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo mua đủ lượng gạo và lúa dự trữ mà kế hoạch Nhà nước đã giao, “phải mua sớm”, bao gồm 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc.

Các tổng công ty lương thực Nhà nước thực hiện đúng Nghị định 157, mua dự trữ 5% theo quy định; khẩn trương thực hiện sớm các kế hoạch xuất khẩu gạo.

Cùng với việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển làm việc với Bộ Tài chính thống nhất chủ trương, biện pháp để mua gạo hỗ phát triển trồng rừng, nhất là các tỉnh miền núi. Báo cáo Thủ tướng sớm có chủ trương để dự trữ, có một cơ số cần thiết giải quyết việc trồng rừng trong mùa xuân này.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp và coi đây là chủ trương của Chính phủ nhằm đảm bảo vốn cho việc mua trong thời kỳ đang rộ mùa này. “Định hướng tín dụng mà Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tại Hội nghị toàn quốc về ngân hàng là ưu tiên lĩnh vực xuất khẩu và nông nghiệp nông thôn. Cả 2 lĩnh vực này đều đúng trong nhóm tín dụng ưu đãi mà Chính phủ đã đưa ra tại chủ trương tín dụng năm 2018-2019”, Thủ tướng phát biểu.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 2 Tổng công ty lương thực có chủ trương cụ thể bằng các nguồn lực khác nhau chỉ đạo mua kịp thời, sớm nhất lúa gạo cho người dân.

Bộ Công Thương tiếp tục cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm thị trường mới để tiêu thụ lúa dài hơi hơn cho người dân, nhất là khi chúng ta tham gia một số hiệp định thương mại mới gần đây trên cơ sở chất lượng gạo của Việt Nam được đánh giá không kém gì bất kỳ gạo ở nước ngoài.

Với những giải pháp trên, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, ngay đầu tuần tới họp với UBND các tỉnh, các doanh nghiệp có liên quan khác, NHNN… để thúc đẩy xử lý vấn đề mua lúa mua thóc của nông dân. Các bộ, địa phương giám sát việc thu mua để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

* Trước đó, ngày 18/2, NHNN đã ban hành văn bản số 928/NHNN-TD yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện một số nội dung về việc cho vay thu mua thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2019.

NHNN yêu cầu các NHTM khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh cân đối nguồn vốn, tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua thóc, gạo có nhu cầu vay vốn để xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thu mua thóc, gạo; đồng thời tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, tăng khả năng tiếp cận vốn và xem xét tăng hạn mức vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp thu mua thóc, gạo cho người dân.

Cùng với đó, bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay thu mua thóc, gạo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, NHNN Việt Nam các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tạo điều kiện đáp ứng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh thóc, gạo của người dân, doanh nghiệp.

Chí Kiên

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data