Cho vay hộ nghèo góp phần nâng cao hoạt động các hội đoàn ở TP.HCM
![]() | NHCSXH Hưng Yên: Giúp hàng ngàn hộ nghèo được vay vốn |
![]() | Kịp thời hỗ trợ hộ nghèo ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh |
![]() |
Hội nghị có sự tham dự của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố, các lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, các tổ chức hội đoàn nhận ủy thác cho vay vốn chính sách |
Theo báo cáo từ khi được thành lập NHCSXH Chi nhánh TP.HCM đã hoạt động cho vay vốn người nghèo và chính sách trên địa bàn theo phương thức ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, ngân hàng này và 4 tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố đã phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai thực hiện hiệu quả những nội dung yêu cầu của tín dụng chính sách xã hội đã được các bên ký kết tại Văn bản liên tịch.
Theo đó, tính đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai trên địa bàn thành phố ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội đạt 5.599 tỷ đồng, chiếm 99,64% trên tổng dư nợ cho vay. Tương đương với 146.587 hộ vay vốn tại 3.355 Tổ Tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động ở địa bàn khu phố, ấp trên địa bàn TP.HCM
Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ quản lý 2.249 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40,02%, với tổng dư nợ với 58.461 hộ vay và 1.345 Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Hội Nông dân quản lý 1.200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,35% tổng dư nợ với 33.663 hộ vay và 742 Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Hội Cựu chiến binh quản lý 1.178 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20,97% tổng dư nợ với 29.145 hộ vay và 693 Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Thành đoàn TP.HCM quản lý 972 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,30% tổng dư nợ với 25.318 hộ vay và 575 Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
Theo đánh giá của NHCSXH, qua 5 năm hoạt động vừa qua, hoạt động ủy thác góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn TP.HCM. Qua đó góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác còn góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo lãnh đạo NHCXH Chi nhánh TP.HCM, kế hoạch tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm 2020 Chi nhánh sẽ giải ngân khoảng 350 tỷ đồng theo phương thức ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội thành phố. Như vậy trong ba tháng tới, bình quân dư nợ mỗi tổ chức hội đoàn quản lý tín dụng sẽ tăng trưởng thêm gần 90 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thêm đạt 6,25% so với tổng dư nợ ủy thác hiện nay.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
