agribank-vietnam-airlines

Chờ hành lang pháp lý để đẩy mạnh triển khai eKYC

Thanh Huyền thực hiện
Thanh Huyền thực hiện  - 
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán cũng như tăng tính thuận tiện cho khách hàng, LienVietPostBank đề xuất có cơ chế liên thông với cơ quan quản lý như Bộ Công an để xác thực thông tin trên CCCD, CMND, là đúng với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
aa
cho hanh lang phap ly de day manh trien khai ekyc eKYC mở đường cho ngân hàng số phát triển
cho hanh lang phap ly de day manh trien khai ekyc eKYC sẽ tăng tốc
cho hanh lang phap ly de day manh trien khai ekyc Ngân hàng vào cuộc triển khai định danh điện tử
cho hanh lang phap ly de day manh trien khai ekyc
Ông Dương Trọng Chữ

NHNN vừa ban hành Thông tư 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23 về hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Một trong sửa đổi đáng chú ý của Thông tư lần này là quy định rõ ràng về việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân tại các TCTD bằng phương thức điện tử (eKYC). Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Dương Trọng Chữ - Giám đốc Khối ngân hàng số LienVietPostBank.

Thưa ông, việc chính thức cho phép thực hiện eKYC tại Thông tư 16 sẽ tác động ra sao đối với hoạt động thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung?

LienVietPostBank là một trong những ngân hàng được phép triển khai thử nghiệm eKYC. Ngay từ đầu năm 2020, LienVietPostBank đã tập trung nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các giải pháp về công nghệ để sẵn sàng triển khai mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng hình thức điện tử. Đặc biệt, từ giữa tháng 9/2020, LienVietPostBank đã triển khai định danh tài khoản bằng eKYC trên ứng dụng di động LienViet24h. Tính đến hết tháng 11, sau gần 3 tháng triển khai, chỉ có khoảng gần 14.000 khách hàng thực hiện định danh eKYC, trong đó có gần 5.000 khách hàng không thực hiện thao tác đến bước cuối cùng.

Việc NHNN chính thức cho phép thực hiện eKYC tại Thông tư 16 sẽ tác động tích cực đến hoạt động thanh toán nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Ngày nay, ngân hàng không chỉ cạnh tranh về uy tín, chất lượng dịch vụ, mà còn cạnh tranh nhau cả về sản phẩm, dịch vụ và phương thức phục vụ khách hàng.

Với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh khá cao, tỷ lệ phủ sóng internet 3G, 4G trải dài khắp cả nước, người dùng tại Việt Nam cũng như tại các nước khác trên thế giới sẽ có xu hướng chuyển dịch dần các hành vi mua sắm, tiêu dùng, giao dịch ngân hàng sang trực tuyến, dần thay thế các hoạt động mua sắm, tiêu dùng truyền thống. Việc dễ dàng mở tài khoản thanh toán trực tuyến sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc mở tài khoản thanh toán mà không cần đến ngân hàng, giúp thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong cả thương mại điện tử và thương mại truyền thống (tại các điểm bán hàng có chấp nhận thanh toán bằng các hình thức điện tử như thanh toán thẻ, thanh toán QR…).

Việc cho phép mở tài khoản thanh toán trực tuyến mà không phải đến ngân hàng sẽ tạo nhiều tiện lợi cho khách hàng vừa tiết kiệm thời gian và công sức, giúp khách hàng có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, chính sách này sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi có tỷ lệ tiếp cận tài chính còn khá thấp và có ý nghĩa lớn đối với quá trình phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam.

NHNN cho phép các ngân hàng xác minh khách hàng cho việc mở tài khoản qua eKYC, nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật. Điều này có tạo áp lực đối với ngân hàng không?

Các yêu cầu về giải pháp công nghệ của NHNN tại Thông tư 16 không gây áp lực đối với LienVietPostBank. Hiện nay, LienVietPostBank đã ứng dụng nhiều công nghệ mới trong quá trình xác thực eKYC như: dùng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để đọc thông tin khách hàng từ thẻ căn cước, CMND… để tự động đăng ký thông tin khách hàng (công nghệ OCR); dùng trí tuệ nhân tạo và công nghệ xử lý ảnh để kiểm tra thực thể sống và so khớp hình ảnh qua camera với hình ảnh bóc tách từ CMND, thẻ căn cước… để xác thực khuôn mặt khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ Video Call và các công nghệ sinh trắc học khác để bổ sung thêm vào giải pháp eKYC của ngân hàng.

Việc NHNN quy định khống chế hạn mức giao dịch qua các tài khoản thanh toán không vượt quá 100 triệu đồng/tháng theo ông có phù hợp với thực tế hay không?

Việc khống chế hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở trực tuyến không vượt quá 100 triệu đồng/tháng tuy có gây nhiều hạn chế cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng giúp khách hàng kiểm soát rủi ro trong giao dịch, tránh việc bị lừa đảo, kẻ xấu lợi dụng. Điều này cũng góp phần giúp ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền phòng chống rửa tiền, tránh việc mở tài khoản phục vụ các mục đích lừa đảo, rửa tiền. Bên cạnh đó, việc khống chế hạn mức giao dịch chỉ áp dụng với các khách hàng mở tài khoản trực tuyến hoàn toàn. Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch với hạn mức cao hơn, có thể đến ngân hàng để xác thực thông tin theo đúng quy định. Vì vậy, việc khống chế hạn mức giao dịch là hợp lý.

Còn vướng mắc nào ngân hàng cần được tháo gỡ để giúp ngân hàng triển khai eKYC đạt hiệu quả như kỳ vọng cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán, thưa ông?

LienVietPostBank đã chuẩn bị công nghệ từ sớm và đang chờ hành lang pháp lý để đẩy mạnh triển khai. Việc NHNN ban hành Thông tư 16 sẽ tạo hành lang pháp lý để LienVietPostBank cũng như khách hàng có thể yên tâm triển khai eKYC. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán cũng như tăng tính thuận tiện cho khách hàng, LienVietPostBank đề xuất có cơ chế liên thông với cơ quan quản lý như Bộ Công an để xác thực thông tin trên CCCD, CMND, là đúng với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời đề xuất NHNN xây dựng cơ chế chính sách cho phép các ngân hàng thương mại có thể xác thực thông tin khách hàng bằng cách sử dụng thông tin dữ liệu hoặc công nhận kết quả định danh của khách hàng đó tại một ngân hàng khác.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Huyền thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data