hoa-sen-home-mb

Chính sách tiền tệ hỗ trợ “ghìm” sức ép lạm phát

Hương Giang
Hương Giang  - 
Dù lạm phát ở các nước trên thế giới đang tăng cao nhưng lạm phát của Việt Nam chưa đáng lo nhờ nhiều biện pháp đã được triển khai, trong đó việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng có ý nghĩa quan trọng.
aa
chinh sach tien te ho tro ghim suc ep lam phat
Nhiều chuyên gia khẳng định tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát.

Tiền tệ không là yếu tố gây lạm phát

Thay vì hạ nhiệt nhờ tăng lãi suất, lạm phát vẫn đang nóng lên ở nhiều quốc gia. Đơn cử, lạm phát ở Mỹ lại tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) tháng 6/2022 tăng 0,6% so với tháng trước đó và PCE tính theo năm leo lên 4,8%. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm hôm 27/7.

Tương tự, ngân hàng trung ương của nhiều nước, khu vực đã bổ sung các đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây.

Ở trong nước, bất chấp rủi ro nhập khẩu lạm phát nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, mặt bằng tỷ giá, lãi suất, lạm phát được kiểm soát.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 7/2022 tăng nhẹ 0,4% so với trước, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021, vẫn còn khoảng cách đủ lớn với mục tiêu cả năm khoảng 4%.

Tuy nhiên, không phải không có thách thức. Tại cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãi suất điều hành trên thế giới đang tăng rất mạnh, đến nay đã có 196 lượt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,14%, nghĩa là cầu tín dụng đã tăng lên, trong khi nguồn huy động vốn của ngân hàng chỉ tăng 4,21%, tạo áp lực tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, không thể giảm lãi suất được, vì giảm nghĩa là đồng Việt Nam rẻ, dẫn đến chuyện găm giữ ngoại tệ. Vừa qua, NHNN phải điều tiết lãi suất ngắn hạn cũng như là tiền tệ phù hợp, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Hiệu quả từ việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát. TS. Bùi Duy Tùng, giảng viên kinh tế Đại học RMIT Việt Nam cho biết, lạm phát tại Việt Nam chủ yếu là do chi phí đẩy đến từ xăng dầu, giao thông… tăng cao chứ không phải do yếu tố tiền tệ.

Vì NHNN đang thận trọng trong việc áp dụng chính sách tăng lãi suất; tiền đồng của Việt Nam chưa có dấu hiệu mất giá nhanh như nhiều nước; NHNN không nới room tín dụng trong thời gian qua giúp thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tốt hơn, giảm áp lực cho lãi suất. Hơn nữa, NHNN đã thực hiện liên tục các nghiệp vụ thị trường mở đối với tín phiếu Kho bạc Nhà nước để giúp ổn định lãi suất liên ngân hàng.

Để chặn đà tăng của lạm phát từ chi phí đẩy, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất được ban hành kịp thời, giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm mức thu của 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay và xăng dầu...

chinh sach tien te ho tro ghim suc ep lam phat

Nhiều yếu tố tác động trong 6 tháng cuối năm

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lưu ý thêm, mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều. Trong khi đó, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn khi Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong hai năm 2022 - 2023; các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Những yếu tố này sẽ làm cho tổng cầu tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng theo.

Nêu rõ thách thức trong việc kìm giữ lạm phát trong nửa cuối năm 2022, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết hiện giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đang tăng lên, trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều nên chuyện nhập khẩu lạm phát vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số khoản như học phí, thuế, lương cơ bản,… bắt đầu tăng từ 1/7 nên chưa thể hiện trong chỉ số lạm phát nửa đầu năm; tiền giải ngân vốn đầu tư công hay chương trình phục hồi sẽ nhanh hơn và nhiều hơn.

Đặc biệt, yếu tố xăng dầu cũng mới chỉ tác động làm tăng lạm phát ở vòng 1, đó là chi phí cho giao thông, sắp tới nó sẽ tác động vòng 2, vòng 3 lên giá lương thực - thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng... Khi đó, những yếu tố này sẽ đè nặng lên lạm phát.

Để đối phó với những thách thức này, với vai trò là "huyết mạch" của nền kinh tế, đại diện NHNN cho biết sẽ tính toán để đưa ra các phương án, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác với ưu tiên là kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là ở bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ, vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, chính sách quản lý giá… đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung vì an toàn quốc gia.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm theo dõi nền kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia, chỉ số lạm phát chỉ là một phần trong câu chuyện giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ tập trung kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhưng sức khỏe doanh nghiệp yếu thì không thể ổn định kinh tế.

Do đó, nền kinh tế cũng cần chính sách tài khoá mở rộng hợp lý; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa đồng thời đa dạng hóa các thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế. Như vậy mới vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data