Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm: Phải gắn với ba xu thế lớn của thời đại
Chính vì vậy, chiến lược thị trường gắn với sản phẩm cụ thể cho các DN trong thời gian tới phải hài hòa giữa ba yếu tố này, trong đó công nghệ được xem là vũ khí để giúp DN tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển với xu hướng bao trùm, sáng tạo bền vững, đặc biệt là gắn với lợi ích của con người, văn hóa vùng miền.
Cần một tầm nhìn sâu rộng
Đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Kantar, Nguyễn Thị Bích Chung cho biết, kết quả khảo sát của Kantar về niềm tin phục hồi kinh tế của các DN tại Việt Nam là khá tích cực, đặc biệt so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, tư duy và lối sống của người dân đã có sự thay đổi lớn như: có ý thức phòng bị hơn cho tương lai với 18% có kế hoạch mua bảo hiểm nhân thọ. Cùng với đó là xu hướng sống online với 36% số người được khảo sát đã đăng ký thêm kênh video, kênh TV cho các mục đích khác nhau; hay 34% người mua bảo hiểm trực tuyến…
Người dân có lối sống bền ổn hơn, hướng nhiều đến sức khỏe với 57% số người được hỏi sẵn sàng chi tiền cho bảo vệ sức khỏe và ít ảnh hưởng đến môi trường. Song, họ cũng căn ke hơn trong chi tiêu và chỉ hướng tới những nhu cầu cấp thiết. “Những điều này hàm ý cho DN trong thời gian sắp tới cần cân nhắc các giải pháp có lợi cho sức khỏe và môi trường thích ứng với xu hướng hiện tại; đề cao đến giá trị để khách hàng thấy đáng giá đồng tiền bỏ ra khi chi tiêu hạn chế…”, bà Chung chia sẻ.
![]() |
Quang cảnh diễn đàn |
Bà cũng dẫn ra điểm thú vị trong nghiên cứu của Kantar với thái cực khác nhau trong tiêu dùng giữa 2 miền Nam-Bắc. Như trong thời gian dịch Covid-19, tâm lý người miền Bắc thường có vẻ tiêu cực hơn, trong khi người miền Nam lại có cảm xúc hướng về phía trước, tích cực hơn, hình thành các nhóm hành vi và thói quen tiêu dùng mới để sống mà không nhất thiết phải gặp nhau.
Lý giải điều này, bà Chung nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa vùng miền. Đời sống ở miền Bắc vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo và cộng đồng kinh tế làng xã, nên mọi suy nghĩ thường nhạy cảm, thận trọng, lý trí và thường xem quan điểm, trải nghiệm của người khác trước khi ra quyết định. Trong khi miền Nam là vùng đất chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương tây, cởi mở và sẵn lòng thử nghiệm những giá trị mới, thường ra quyết định dựa trên nhìn nhận của bản thân. Cũng từ đặc trưng văn hóa mà khách hàng phía Bắc thường trung thành và gắn bó với thương hiệu và sản phẩm, thậm chí trở thành tâm lý tiêu dùng cố hữu. Trong khi đó ở miền Nam, sự thông thoáng lại mở ra cơ hội cho các DN mới thâm nhập thị trường.
Từ phân tích cụ thể này, bà Chung đưa ra khuyến nghị cho DN về xây dựng thương hiệu, định hướng cho 2 thị trường phải hướng tới tâm lý vùng miền. Bà Chung cũng chỉ ra 3 điểm để DN có thể định vị thương hiệu trong lòng khách hàng, trở thành thói quen tiêu dùng. Đó là tôn trọng và đề cao sự khác biệt văn hóa; đưa thương hiệu đi sâu vào văn hóa và lối sống riêng các vùng miền; đề cao những điều mà người tiêu dùng của từng vùng miền hướng tới và mơ ước.
Cố vấn chuyên môn Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Vũ Xuân Trường lại nhấn mạnh tầm quan trọng của tầm nhìn và sáng tạo trong bối cảnh thị trường thay đổi: “DN muốn phát triển tốt cần có tầm nhìn đủ dài, đủ rộng. Kèm theo đó là yêu cầu sáng tạo cho tầm nhìn mới để tạo sự khác biệt cho DN”.
Ông Trường chỉ ra các vấn đề mà DN cần quan tâm để lựa chọn chiến lược bền vững cho thương hiệu Việt. Trong đó cần thay đổi các tư duy về thị trường, cạnh tranh và thương hiệu. Trong đó coi thương hiệu là vũ khí chứ không phải là công cụ để có thể cạnh tranh sòng phẳng với DN và thương hiệu khác. DN cũng cần thay đổi về tư duy, về thị trường, quản trị và lãnh đạo, trong đó quản trị thương hiệu không chỉ bên ngoài mà cả bên trong DN.
Cùng với đó, nhà nước cần thực hiện đúng vai trò “Chính phủ kiến tạo”, nâng cao hiệu quả đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính; Kết hợp thêm nhà băng trong liên kết phát triển DN… Cuối cùng là ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu.
Đột phá bằng TMĐT và thị trường nội địa
Bổ sung vào câu chuyện tầm nhìn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chỉ ra các DN cần phải có tư duy mới trong phát triển. Nếu như trước đây khi bàn về phát triển DN thường câu hỏi đặt ra là chúng ta có gì thì nay phải xuất phát từ khát vọng DN là gì, để từ đó có thể tìm đột phá phát triển. Tâm đắc với từ khóa “khát vọng”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số đặt câu hỏi “Khát vọng của DN có chung với khát vọng quốc gia hay không?”, đồng thời nhấn mạnh, quyết tâm phát triển kinh tế số của Đảng và Chính phủ đang tạo ra cơ hội lớn chưa từng có cho DN, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua.
Đồng thời, bà cũng khuyến nghị chiến lược phát triển sản phẩm của DN cần tập trung mạnh vào thị trường nội địa. Đặc biệt, cần tận dụng các chương trình hỗ trợ TMĐT mà Bộ Công thương đã xây dựng để khai phá, mở rộng thị trường.
Khẳng định TMĐT là kênh giúp DN phát triển bên cạnh kênh truyền thống và chuyển đối số là câu chuyện tất yếu, bà Huyền mong muốn DN trả lời câu hỏi đã theo đuổi chiến lược kinh doanh số như thế nào, đầu tư bao nhiêu, thứ tự ưu tiên là gì? DN lựa chọn mô hình kinh doanh nào và cần thay đổi những gì phù hợp với kinh doanh số. “Nếu DN không quyết tâm thì thách thức tụt lại phía sau vô cùng lớn”, bà nhấn mạnh.
Với kinh nghiệm và trải nghiệm của mình, ông Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc đối ngoại cao cấp Tiki miền Bắc khẳng định, việc chuyển đổi số thành công hay không phụ thuộc người đứng đầu DN.
Ông cũng cho biết, các đô thị lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chỉ chiếm 16% dân số toàn quốc nhưng chiếm tới 85% thị phần TMĐT với tốc độ trên 20%/năm. Số còn lại chưa thể tiếp cận TMĐT có nhiều người nghèo, thu nhập thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. “Đây là một thị trường ngách mà DN có thể làm tốt hơn những gì mình đang làm”, ông nói. Các DNNVV vẫn luôn có cơ hội phát triển TMĐT ở nông thôn và đây là một thị trường nhiều tiềm năng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
