Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam trong dài hạn
Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tập trung giải quyết những tồn tại hạn chế hiện tại, đồng thời đưa ra định hướng giải pháp thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển bền vững hơn, là tiền đề rất tốt để ngành nông nghiệp tái cơ cấu, đổi mới phát triển với những tư duy mới, quan điểm tiếp cận mới để đạt được những mục tiêu lớn với tầm nhìn dài hạn.
Muốn vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo nông dân, giúp người nông dân chuyển đổi mạnh mẽ tư duy làm sao cùng một loại nông sản, bà con bán được giá gấp đôi, gấp ba. Lâu nay, các ngành chức năng mới chỉ hướng dẫn nông dân sản xuất, chứ chưa dạy nông dân làm giàu, nghĩa là dạy cách bán nông sản, bán niềm tin cho khách hàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đồng nghĩa người nông dân mới chỉ được hỗ trợ để nâng cao sản lượng mà chưa giúp họ nâng cao giá trị bởi tư duy sản xuất nông nghiệp lấy năng suất, sản lượng làm mục tiêu trong khi tư duy kinh tế lại coi giá trị gia tăng là mục tiêu hướng tới. Đồng thời, thúc đẩy nông dân đẩy mạnh liên kết, hợp tác, hình thành thế hệ nông dân tri thức văn minh, nông dân chuyên nghiệp, từng bước chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Trên cơ sở đó, chiến lược định hướng rõ cần phải chuyển đổi nông nghiệp từ tăng sản lượng sang hướng tới nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, nông nghiệp xanh, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi tư duy sản xuất từ cái chúng ta có sang tư duy sản xuất theo nhu cầu thị trường, tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị, liên ngành, kết nối vùng miền, phát huy tối đa lợi thế địa phương, vùng miền. Tiến tới tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới. Nhấn mạnh và đề cao vai trò, vị trí chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, phải chú trọng xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu hơn, tập trung cấp thôn bản, ưu tiên phát triển sinh kế cho người dân, phát triển cộng đồng. Định hướng lại phát triển công nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn để “ly nông bất ly hương”, để nông thôn trở thành nơi đáng sống, giảm tải cho các thành phố lớn; xây dựng nền “kinh tế dịch vụ” ở ngay nơi họ đang sống.
Trong vai trò của nhà quản lý, ngành nông nghiệp cũng phải hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái thông qua việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Theo đó, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: Quốc gia, cấp tỉnh và địa phương, theo từng lĩnh vực. Tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ. Chuyển mạnh từ xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng.
Mỗi cấp độ địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, hãy cân nhắc, tập trung nhiều nguồn lực hơn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đừng xẻ đồi chè, ruộng lúa ra làm bất động sản mà hãy cân nhắc được - mất của người nông dân trước khi chuyển đổi.
Và chiến lược sẽ chỉ “nằm trên giấy” nếu như các bộ, ngành liên quan và các địa phương không vào cuộc bởi chiến lược liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, đặc biệt là các cơ chế chính sách về đất đai, vốn, lao động… Bên cạnh nguồn lực về tiền bạc thì rất cần sự hợp tác tham gia của nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà phân phối, nhà băng…
Nếu thực hiện được như chiến lược đề ra, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5% - 3%/năm, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1% - 1,5%/năm... Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành nơi đáng sống, Bộ trưởng Bộ NN&NT nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp
