agribank-vietnam-airlines

Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2021-2030: Cơ hội vàng của Việt Nam

Linh Ly
Linh Ly  - 
Khuyến nghị cho Chiến lược phát triển này của Việt Nam, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của WB đặc biệt lưu ý đến vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng...
aa
Tận dụng tối đa nội lực để thúc đẩy tăng trưởng
ICAEW dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,7% năm 2019

“Đây là cơ hội vàng, là thời điểm quan trọng đối với Việt Nam khi phải đương đầu với những thách thức mới và tìm con đường hiện thực hoá tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045”, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh khi Việt Nam đang lấy ý kiến cho việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025.

Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội  2021-2030: Cơ hội vàng của Việt Nam
Các đột phá chiến lược chưa có những bứt phá lớn, đặc biệt là về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng

Cơ hội vàng hay nguy cơ tụt lại phía sau

Có thể nói đây là thời điểm bản lề quan trọng quyết định chất lượng tăng trưởng khi Việt Nam đang tập trung nguồn lực xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030. Bởi vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng 2 văn kiện quan trọng này cần nhận diện và dự báo những xu thế thời đại lớn sẽ tác động trực tiếp và tạo ra những vấn đề mới nổi trong phát triển của Việt Nam.

Ông cũng mong muốn xây dựng chiến lược này sẽ xác định và đánh giá đúng những nút thắt phát triển của Việt Nam trong thời kỳ Chiến lược và Kế hoạch 5 năm vừa qua; cũng như những giải pháp, chính sách để giải phóng động lực tăng trưởng trong thời gian tới...

Góp ý cho chiến lược phát triển của Việt Nam, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Khi hướng tới thập kỷ sắp tới, tôi nhìn thấy nhiều cơ hội, nhưng cũng thấy cả những rủi ro. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và Việt Nam cần bắt kịp hoặc sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau”.

Theo đó, mô hình thương mại toàn cầu đang thay đổi; trong khi việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ tiên tiến trong sản xuất - như robot, in 3D, sản xuất thông minh… có thể tạo ra những cơ hội mới để Việt Nam bắt kịp công nghệ nhanh hơn và thậm chí nhảy vọt. Nhưng Việt Nam sẽ phải đối mặt với dân số già hóa nhanh chóng, tăng năng suất chậm lại và tăng trưởng đầu tư thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam. Trong khi nhiều động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước trước đây sẽ giảm dần trong thập kỷ tới.

Trong bối cảnh đó, làm thế nào để Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng cao nhưng có chất lượng? Làm thế nào để có thể hiện đại hóa các thể chế thị trường trong nước để tạo ra một môi trường kinh doanh, nơi các DN thuộc khu vực tư nhân, bao gồm cả các DN trong nước, có thể phát triển? Lực lượng lao động Việt Nam cần những kỹ năng gì để có thể cạnh tranh, không chỉ trong sản xuất cơ bản mà còn tiến lên trên chuỗi giá trị, bắt kịp với các công nghệ thay đổi nhanh chóng, đồng thời không để lại các nhóm người bị tụt lại phía sau?...

“Tìm ra giải pháp chính sách cho những câu hỏi này không hề dễ dàng và thực hiện chúng có lẽ còn khó hơn. Nhưng với tư duy đúng đắn, cùng sự quyết tâm và phối hợp mạnh mẽ giữa các ngành, các cấp, tôi tin chắc Việt Nam có thể làm được”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Bây giờ, hoặc không bao giờ

Khuyến nghị cho Chiến lược phát triển này của Việt Nam, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của WB đặc biệt lưu ý đến vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng. “Bây giờ, hoặc không bao giờ. Việt Nam phải hành động rất nhanh bởi thời kỳ Việt Nam hưởng lợi từ dân số vàng không còn nhiều, chỉ còn 22 năm”, ông nhấn mạnh.

Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhưng vẫn thấp hơn các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác tại khu vực Đông Á. Nếu không có cải cách sâu rộng và vẫn duy trì tăng trưởng như thông thường thì mức tăng trưởng sẽ giảm, chỉ còn khoảng 5,7% trong thời gian tới, tức là thấp hơn mức mục tiêu đặt ra là 6,5 - 7,5%.

Một điểm nghẽn rất rõ là nền kinh tế Việt Nam vẫn thiếu vốn nhưng lại không hấp thụ được tiền vốn trong nước khi tỷ lệ tiết kiệm cao nhưng tỷ lệ vốn đưa vào đầu tư lại thấp. Tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng vẫn khó vay tiền. Kinh doanh vẫn gặp cản trở… Mức độ cải thiện của năng suất trong vòng 20 năm qua vẫn thấp hơn so với khu vực và thế giới. Vì thế nếu không có giải pháp tăng năng suất thì vấn đề tăng trưởng dài hạn của Việt Nam là đáng lo ngại.

Nhưng "Bẫy thu nhập trung bình không phải là định mệnh", vị chuyên gia kinh tế trưởng của WB phát biểu. Nêu lên 3 thông điệp chính: Tốc độ già hóa dân số cao, đầu tư và tăng trưởng năng suất thấp, ông cho rằng để thoát bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tăng đầu tư và thúc đẩy tăng năng suất để tái tạo đà tăng trưởng và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045; Cần cải cách sâu rộng trong 3 lĩnh vực chính: Đó là tăng hiệu quả trung gian tài chính để tiết kiệm được đưa vào đầu tư, thị trường vốn có độ sâu để tạo thêm nguồn vốn dài hạn cho DN và khu vực ngân hàng lành mạnh;

Đó là giải quyết các điểm nghẽn cản trở khu vực kinh tế thực, đầu tư và phát triển của khu vực tư nhân, phải cải cách môi trường kinh doanh thế hệ mới như có khung pháp lý cho phá sản, phát triển thị trường các nhân tố sản xuất và khung pháp lý cho cạnh tranh; Đó là đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, hoàn thiện đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo và cạnh tranh…

“Việt Nam phải nắm bắt cơ hội, thúc đẩy các cải cách mạnh mẽ. Không thể bỏ lỡ những cơ hội này. Thập kỷ này là thời điểm quan trọng đối với Việt Nam khi phải đương đầu với những thách thức mới và tìm con đường hiện thực hoá tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045”, Giám đốc WB tại Việt Nam phát biểu.

TS. Bùi Tất Thắng - Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biết mục tiêu của chiến lược là: Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng XHCN.

Theo mục tiêu này, chiến lược sẽ gồm 4 định hướng nội dung lớn, đó là: Tăng trưởng đủ nhanh để chống lại nguy cơ tụt hậu; Tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo bền vững (tức là tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); Phát triển bền vững về xã hội và môi trường; Có thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập. Chiến lược cũng sẽ xác định tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, nhân lực và hạ tầng), nhưng với nội dung mới phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời thêm đột phá chiến lược mới, có thể là: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data