Chiến lược kinh doanh hậu Covid: Nên xây dựng theo mô hình “cuốn chiếu”
![]() | Chiến lược kinh doanh trong thời đại 4.0 |
![]() | Thành công nhờ chiến lược kinh doanh sáng tạo |
![]() | Thay đổi chiến lược kinh doanh để bứt phá |
![]() |
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tạo diễn đàn |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, phần lớn thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam còn lún sâu trong khủng hoảng, do vậy việc mở cửa thị trường thế giới cần thận trọng; Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm nay sẽ tăng 2,7%, thuộc mức tăng cao ở châu Á; Việt Nam đã tạm thời kiểm soát thành công dịch Covid-19 và bước vào giai đoạn phát triển trở lại. "Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phải đặt trên bối cảnh này”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo TS. Vũ Tiến Lộc, thực tiễn chỉ ra rằng, động lực lớn nhất của tăng trưởng là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. Cụ thể, “năm 2016 có làn sóng đầu tiên khi xóa bỏ điều kiện kinh doanh trong thông tư của bộ ngành, sau đó là xóa bỏ 50% điều kiện kinh doanh trong 2018. Năm nay khởi động làn sóng cắt 20% điều kiện kinh doanh để đưa môi trường kinh doanh vào nhóm 4 ASEAN”.
Ngoài cải cách thể chế, Chủ tịch VCCI cho rằng cần phải tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy, VCCI đã phối hợp với Deloitte chuẩn bị cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp sẽ được công bố trong 2 tuần nữa. Để doanh nghiệp có thể vượt qua đại dịch thì nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải kiên cường, phải lãnh đạo bằng trái tim.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng cho rằng chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí giúp doanh nghiệp tái định hình để phát triển bền vững. Theo ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam cho biết, Covid-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi. Trong khi đó, một số chi phí được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp, ví dụ tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc.
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn |
Vì vậy, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng; xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.
Trong ba chiến lược kinh doanh, ông Hoàng Đức Hùng đã đề cập đến chiến lược tái xây dựng cấu trúc chi phí nhờ xác định những điểm khác biệt trong chuỗi giá trị. Trong đó, đặc biệt cần phải tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển.
“Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào”, ông Hùng khẳng định.
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: Doanh nghiệp cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông minh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Chuyển đổi số từng bước doanh nghiệp, lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi.
Cùng chung quan điểm này, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần tái cấu trúc mô hình và chiến lược kinh doanh nhưng xây dựng ở mức ngắn hơn. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện theo chiến lược “cuốn chiếu”, tức là thay đổi chiến lược cập nhật theo từng năm.”
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
