Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ kịp thời
![]() | Thông điệp lan tỏa toàn hệ thống |
![]() | Chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản |
![]() | Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa |
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết, khảo sát nhanh trên 100 doanh nghiệp bằng hình thức online cho thấy, hơn 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn do đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này. Đến nay, TP.HCM cơ bản đã kiểm soát được đợt lây nhiễm thứ 4 nhưng với tình hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thành phố nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%, thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%, phải cắt giảm lao động chiếm 52%, bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%, bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.
Đại diện các doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại nếu công ty của mình có nhân viên, công nhân mắc Covid-19, đồng thời kiến nghị sớm có giải pháp tiêm vắc-xin cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp xin được phép tiếp cận và liên hệ mua vắc-xin Covid-19, thông qua Bộ Y tế kiểm định để tiến hành tiêm phòng cho người lao động của đơn vị mình. Đại diện cho một doanh nghiệp khẳng định Việt Nam đang là công xưởng lớn, trước Covid-19 là điểm sáng và là chuỗi cung ứng rất ổn định nhưng trong đợt dịch lần này, khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh xuất hiện ca bệnh, gây mối lo ngại lớn đối với các nhà đầu tư, nhà mua hàng nước ngoài. Do đó, tiêm vắc-xin cho công nhân ở các khu công nghiệp là cấp thiết.
![]() |
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi và phát triển sản xuất |
Trên thực tế, sau hơn một năm cầm cự và cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bị tác động tiêu cực mạnh mẽ. Lãnh đạo Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, cho biết chi phí vệ sinh an toàn phòng dịch của doanh nghiệp tăng rất mạnh. Dù có nhiều biện pháp an toàn, doanh nghiệp vẫn cho rằng, một giải pháp quyết liệt nhất hiện nay là tiêm vắc-xin cho người lao động. Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM khẳng định “Giải pháp "Vắc xin - Vắc xin - Vắc xin" sẽ góp phần lớn giải quyết các vấn đề trong sản xuất của doanh nghiệp hiện nay".
Đề cập đến các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch, Đầu tư TP.HCM cho biết, trong thời gian tới, TP.HCM xác định tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các nhóm giải pháp trọng tâm. TP.HCM tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; Triển khai chính sách hỗ trợ của TP.HCM về tài chính và phi tài chính. Trong đó, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương, thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động... Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021.
Trước ý kiến của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định sự phát triển của TP.HCM không thể tách rời sự phát triển của doanh nghiệp.
Ông Phong cho biết, sẽ nhanh chóng tập hợp những khó khăn cũng như kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thiện phương án triển khai gói hỗ trợ tiếp theo, bao gồm cả tài chính và chính sách, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của TP.HCM, các sở, ngành sẽ tập hợp và kiến nghị lên các bộ, ngành, Chính phủ để có phương án tháo gỡ sớm nhất, đảm bảo doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố có 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, với hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân. Có 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước); 9.308 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 22,99% so với cùng kỳ năm trước). Lãnh đạo TP.HCM cho biết đã có kế hoạch cụ thể và lộ trình tiêm vắc-xin cho toàn dân từ nay đến cuối năm 2021 và quý 1/2022, trong đó đặt mục tiêu 2/3 dân số thành phố được tiêm chủng trước khi bắt đầu năm 2022. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
