agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với tín dụng chính sách xã hội

PV
PV  - 
Ngày 16/8/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. 
aa
Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với tín dụng chính sách xã hội
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đồng chí Trần Quốc Tỏ - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí: Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh; Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về sơ kết Chỉ thị số 40… cùng đại diện Lãnh đạo NHCSXH Việt Nam và HĐND, UBND, UBMTTQ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên.

Nói đến việc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống theo tinh thần “cho cần câu, không cho xâu cá”, nguồn vốn tín dụng được xem là động lực là để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Nhưng đó chỉ là yếu tố đủ. Yếu tố cần thiết khác đó chính là việc bình xét đúng đối tượng để trao cho họ cơ hội “không bị bỏ lại phía sau”, có đường hướng dẫn dắt họ phát triển kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật thậm chí cẩm tay chỉ việc, theo dõi đôn đốc họ sử dụng đồng vốn hiệu quả, những vấn đề này nằm ngoài tầm với của NHCSXH. Chính bởi vậy khi Chỉ thị số 40 ra đời đã tập trung giải pháp vào chính các yếu tố đó tính dụng chính sách cũng tạo được hiệu quả đột phá trên địa bàn Thái Nguyên.

Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với tín dụng chính sách xã hội
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị

Góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết: Từ khi có Chỉ thị số 40, Hội LHPN đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội chủ động theo dõi, bám sát tình hình thực hiện ủy thác của tổ chức Hội và ủy nhiệm của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tính đến tháng 6/2019 dư nợ ủy thác qua Hội đạt 1.027 tỷ đồng với 27.916 hộ vay, tại 911 Tổ tiết kiệm và vay vốn (tăng trên 367 tỷ đồng so với năm 2014); nợ quá hạn chiếm 0,02% tổng dư nợ nhận ủy thác của hội.

Để hỗ trợ hội viên phụ nữ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả vốn vay của các thành viên, trong thời gian qua, các cấp Hội đã phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức trên 4.600 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 294 nghìn lượt cán bộ, hội viên phụ nữ. Đồng thời tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình như “Chuỗi sản xuất, tiêu thụ đỗ tương an toàn theo hướng hữu cơ, thành lập và duy trì 140 nhóm sở thích, Tổ hợp tác/Hợp tác xã. Phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả như “Trồng rau sạch”, “Nuôi lợn thịt an toàn”, “Gà an toàn”, “Tổ hợp tác sản xuất và chế biến chè an toàn”...

Có vốn, có đường hướng phát triển kinh tế, nhiều hộ đã có cơ hội để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo từ năm 2014 đến năm 2019 là 3.681 hộ, tỷ lệ thoát nghèo so với số hộ nghèo toàn tỉnh trung bình là 1,7%.

Với huyện miền núi Đồng Hỷ, nơi có 15 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn và 04 xã thuộc vùng ATK, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ Nguyễn Văn Thủy chia sẻ việc phát huy vai trò của Ban đại diện HĐQT và tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội là điểm tựa để tạo ra sự chuyển biến chất và lượng tín dụng trên địa bàn khi triển khai Chỉ thị số 40. Theo đó, UBND huyện, Ban đại diện HĐQT huyện thường xuyên kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban đại diện huyện; định kỳ họp giao ban hằng quý để triển khai các văn bản chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Công tác điều tra, rà soát bổ sung đối tượng được thụ hưởng được thực hiện tốt, bảo đảm chính xác, kịp thời giúp người dân được sớm tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Hàng năm, Ban đại diện HĐQT huyện đã chỉ đạo Ban Giảm nghèo phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, tích cực xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn và lãi tồn đọng.

Từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã cho 17.213 lượt hộ nghèo và cấc đối tượng chính sách được vay vốn với tổng số tiền 490,2 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 30/6/2019 đạt 405,4 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố và nâng cao, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn huyện không có nợ quá hạn, nợ khoanh. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 4.627 lượt hộ nghèo, 4.230 lượt hộ cận nghèo và 406 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế; 391 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn HSSV; 362 hộ gia đình được vay vốn giải quyết việc làm cho 854 lao động; 7.523 hộ gia đình được vay vốn đầu tư xây dựng; 1.396 hộ nghèo có nhà ở...

Hoạt động tín dụng chính sách đã trở thành một nguồn lực góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới, với 7/15 xã về đích nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,69% (2016) xuống còn 12,39% (2018). Thông qua nguồn vốn này, người dân từng bước làm quen với tín dụng ngân hàng, có ý thức vươn lên thoát nghèo, đã xuất hiện nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu.

Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với tín dụng chính sách xã hội
Toàn cảnh hội nghị

Chỉ thị số 40 được triển khai đồng bộ

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, là một chỉ thị hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội - một kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Phó Thống đốc cho rằng, mô hình Ngân hàng chính sách xã hội là một kênh quan trọng để thực hiện tín dụng chính sách. Có thể nói không có nước nào có mô hình hiệu quả như của chúng ta, trên cơ sở học tập các nước bạn và vận dụng thực tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

“Chính vì thế trong 5 năm qua, triển khai Chỉ thị số 40 nhìn chung các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp đều nâng lên rõ rệt và đây chính là mong muốn của chỉ thị đặt ra. Trong báo cáo của Thái Nguyên, tôi thấy điều này thể hiện rất rõ. Tôi rất ấn tượng bởi chủ tịch của các hội đoàn thể còn rất trẻ nhưng phát biểu rất hay, rất sát với nội dung của Chỉ thị 40”, Phó Thống đốc nói.

Đề cập đến dư nợ của NHCSXH Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, nhìn vào con số thống kê là cùng với dư nợ chung của cả nước, dư nợ của hệ thống NHCSXH đạt khoảng 200 nghìn tỷ đồng, với mức tăng trường bình quân cả nước là 9% (trước khi có Chỉ thị 40 dư nợ chỉ khoảng 130 nghìn tỷ đồng). Riêng dư nợ của NHCSXH Thái Nguyên là 3.398 tỷ đồng, tăng khoảng 1.240 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 12% trong 5 năm qua. Đây có thể nói, so với cả nước, Thái Nguyên có chỉ số dư nợ tăng khá nhanh.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng đã rất coi trọng tín dụng chính sách thể hiện bằng việc chuyển một phần ngân sách tỉnh ủy thác sang NHCSXH để cho vay các chương trình tín dụng. Với một tỉnh không phải tỉnh giàu, vài năm trước đây có thể được xem là một tỉnh nghèo, nhưng những năm gần đây tốc độ phát triển của tỉnh rất ấn tượng, bứt phá nhanh. Việc quan tâm đến công tác xóa đói, giảm nghèo và sự quan tâm đến NHCSXH là một sự rất đáng ghi nhận.

Phó Thống nhấn mạnh, điều rất ấn tượng nữa là sự quan tâm của các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong việc phối hợp với NHCSXH rất tích cực. Qua đó giúp thay đổi từ nhận thức đến sự phối hợp rất hiệu quả, đây chính là thành công của tín dụng chính sách. Ngoài ra, bản thân NHCSXH cũng rất nỗ lực vì lực lượng không đông, nhưng vẫn hoạt động rất tích cức cả ở những huyện, xã khó khăn, vất vả cùng với Ban đại diện hội đồng quản trị của tỉnh, huyện tham gia vào câu chuyện mang vốn đến bản làng cho bà con.

Phó Thống đốc cho biết thêm, hoạt động của NHCSXH cũng rất đặc thù, bởi Thống đốc NHNN đồng thời là Chủ tịch HĐQT của NHCSXH, toàn bộ nguồn vốn của NHCSXH một nửa là của NHNN và các TCTD khác chuyển sang. Vốn điều lệ, huy động của NHCSXH chỉ được một nửa.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng với NHCSXH thực hiện một cơ chế tổng thể hơn, đẩy đủ hơn sau khi đã sơ kết đồng bộ về mục tiêu cho nông thôn mới, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, 14 tỉnh tổng kết nghị định 37 về giảm nghèo cho các tỉnh miền núi phía Bắc, và nhiều vấn đề khác nữa.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết, đồng chí Trần Quốc Tỏ - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ khẳng định: Sự chỉ đạo xuyên suốt từ Tỉnh ủy và UBND tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40 được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.

Chỉ nói riêng về việc huy động nguồn lực tại địa phương cho vay đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách, ngay sau Chỉ thị số 40 ra đời, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay đạt hơn 80 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với 31/12/2014.

Đặc biệt với một tỉnh đồng bào DTTS chiếm khoảng 27% dân số; có 124/180 xã, thị trấn miền núi, vùng cao, tỉnh đã triển khai Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” tại 04 huyện (Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai). Thông qua Đề án này, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí giống, phân bón trồng cây ngô lai, chăn nuôi trâu bò, trồng cây ăn quả và hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo vay vốn NHCSXH với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.

Hiệu ứng của việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc vận động xây dựng quỹ tín dụng chính sách xã hội cũng như triển khai sâu rộng thực hiện Chỉ thị số 40 cũng đã cộng hưởng những giá trị mới trong công tác tín dụng chính sách. Như ở thị xã Phổ Yên, MTTQ thị xã tổ chức các Cuộc vận động huy động sự đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội chuyển sang NHCSXH thị xã để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các xã về đích nông thôn mới năm 2017, 2018. Đến nay, MTTQ thị xã đã chuyển sang 485 triệu đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhìn rộng ra toàn tỉnh, đã huy động từ doanh nghiệp được 8,549 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, NHCSXH đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi và kịp thời. Trong 05 năm qua, tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.308 tỷ đồng, với 140.528 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH. Trong đó, 62.853 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển SXKD; 2.466 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 6.009 lao động được duy trì và tạo việc làm mới, 523 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, 21.896 lượt hộ vay vốn để SXKD và hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; xây dựng được 66.704 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Tổng dư nợ tính đến 30/6/2019 đạt gần 3.390 tỷ đồng, tăng 1.273 tỷ đồng so với 31/12/2014 với 118.678 khách hàng, dư nợ bình quân đạt 28,56 triệu đồng/khách hàng.

Chỉ thị số 40 thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với tín dụng chính sách xã hội
3 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị vinh dự được nhận Giấy khen của Tổng giám đốc NHCSXH

Những kết quả này thêm một lần nữa khẳng định tính thiết thực của Chỉ thị số 40. “Sự quan tâm của Đảng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kênh tín dụng chủ lực giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, Thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về sơ kết Chỉ thị số 40 nhấn mạnh tại Hội nghị.

Đồng chí mong muốn, trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, trong đó có việc ưu tiên dành nguồn ngân sách nhiều hơn và tiếp tục huy động vốn từ doanh nghiệp để ủy thác qua NHCSXH tỉnh thực hiệc việc cho vay đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn mới nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị địa phương.

Thực hiện “Tuyên truyền tốt, vận động tốt, thực hiện tốt và quản lý tốt” chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; mở rộng các hình thức, các kênh để huy động thêm các nguồn vốn xã hội hóa bổ sung cho tín dụng chính sách xã hội. Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại điện HĐQT NHCSXH cũng như đội ngũ cán bộ NHCSXH tỉnh Thái Nguyên.

PV
SBV

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data