agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 3)

Trần Giáp
Trần Giáp  - 
Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới... Để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đây là một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân.
aa
Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 1) Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 2)

Bài 3: Không ai bị bỏ lại phía sau

Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tân tâm phục vụ”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ông Phạm Thái Hoa (người đứng) - Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Anh tham dự và chỉ đạo cuộc họp giao ban tại Điểm giao dịch xã
Ông Phạm Thái Hoa (người đứng) - Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Anh tham dự và chỉ đạo cuộc họp giao ban tại Điểm giao dịch xã

Chính quyền cơ sở vào cuộc

Thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh Hà Tĩnh nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện, theo đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp NHCSXH thực hiện tốt vai trò của mình trong thực hiện tín dụng chính sách.

Tại huyện Kỳ Anh, từ khi có Chỉ thị số 40 đến nay, hàng năm, UBND huyện Kỳ Anh đều quan tâm dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện. Một trong những điểm sáng ghi nhận được ở các xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh đều đưa nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tín dụng chính sách xã hội được triển khai sâu sát hơn.

Ông Võ Tá Cương - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Anh cho biết: “Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu, thiết thực thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm”. Trong những năm qua, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện cho hoạt động của NHCSXH. Hằng năm, đều cân đối, bố trí nguồn vốn chuyển sang NHCSXH huyện bổ sung nguồn lực cho vay, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo... Đến nay, tổng dư nợ qua 16 chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt hơn 770.973 triệu đồng, giúp cho hơn 13 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống; đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, điều kiện thực tế của địa phương do vậy các mô hình kinh tế đều phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vũng và bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước đề ra”.

Đặc biệt, trong thực hiện Chỉ thị số 40, từ khi có chủ trương bổ sung các đồng chí Chủ tịch UBND xã tham gia vào Ban đại diện HĐQT cấp huyện góp phần nâng cao sức mạnh chính trị trong bộ máy chỉ đạo điều hành, từ đó mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội được nắm bắt triển khai kịp thời đến người dân, khắc phục hiệu quả các tồn tại so với trước đây. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ với 20 điểm giao dịch tại các xã trong huyện đảm bảo NHCSXH tổ chức giao dịch an toàn, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu đều được giải quyết cho vay và tiếp cận đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

Ông Phạm Thái Hoa - Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp (Kỳ Anh) được tham gia vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Anh. Đảm nhận thêm trách nhiệm, ông Hoa trực tiếp quản lý, chỉ đạo, phổ biến sâu rộng các chương trình tín dụng đến với người dân trong toàn xã. Nhờ đó, những đối tượng được vay vốn đều nắm bắt, tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng chính sách. Trong quá trình người dân sử dụng nguồn vốn vay, ông luôn cùng, các hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn theo dõi sát sao, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn xã chưa xảy ra tình trạng vay hộ, vay ké.

Ông Phạm Thái Hoa phấn khởi cho biết: “Khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40 xã Lâm Hợp có tổng dư nợ trên 12 tỷ đồng thì đến nay con số này là gần 72 tỷ đồng, với 1.161 khách hàng còn dư nợ. Đây chính là nguồn lực tài chính quan trọng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững”.

“Đòn bẩy” thoát nghèo

Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị, cho nên việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đạt được những kết quả nổi bật. Qua đó, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Xã Hương Minh là xã miền núi của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), nhờ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đổi thay rõ rệt. Hiện nay, Hương Minh có dư nợ tín dụng chính sách đạt 24,5 tỷ đồng, trên 320 hộ còn dư.

Hương Minh cũng là một trong những địa phương phát huy hiệu quả nguồn vốn, không phát sinh nợ quá hạn. Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự trở thành đòn bẩy hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã phát triển sản xuất, kinh doanh; chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,75% vào cuối năm 2023. Kết quả thực hiện tín dụng chính sách cũng góp phần giúp xã Hương Minh được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đàn bò của gia đình chị Trần Thị Tịnh, thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh được đâu từ từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH
Đàn bò của gia đình chị Trần Thị Tịnh, thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh được đâu từ từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH

Bà Đoàn Thị Hà, một trong những hộ cận nghèo ở thôn Đồng Minh, xã Hương Minh, được NHCSXH huyện Vũ Quang tạo điều kiện cho vay 80 triệu đồng từ năm 2022 để phát triển kinh tế gia đình. Bà Hà cho biết: “Với số vốn này, tôi đầu tư trồng 4ha rừng và chăn nuôi bò. Mô hình này giúp gia đình tôi có việc làm ổn định với nguồn thu nhập khá. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, trả hết nợ gốc, lãi ngân hàng khi đến hạn”.

Còn với hộ chị Trần Thị Tịnh, thôn Quảng Ích, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, cũng được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khắn. Chị Tịnh chia sẻ: “Với khát khao làm giàu trên quê hương, tôi tự học hỏi kinh nghiệm và mày mò nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của gia đình tôi khi ấy là thiếu vốn để mở rộng sản xuất do quy trình, thủ tục vay vốn từ các Ngân hàng thương mại phức tạp, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, lãi suất cao. Năm 2020, tôi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư mở rộng đã đầu tư mua 04 con bò sinh sản, hàng năm đàn bò sinh sản thêm 04 con bê, số tiền bán bê con đã mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình tôi”.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Anh Phan Văn Duẩn cho biết: “Nhờ vốn vay từ NHCSXH, đã có hàng nghìn lượt hội viên nông dân nghèo trong huyện được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, giúp cho nhiều hội viên làm ăn có hiệu quả và cũng nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Từ những kết quả đạt được, có thể khẳng định tín dụng chính sách xã hội đã đạt hiệu quả tích cực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều xuống còn 4,36% vào cuối năm 2023”.

Những thành quả đạt được đã mang đến một bức tranh đầy màu sắc trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội qua gần 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 trên địa bàn Hà Tĩnh, điều này cho thấy NHCSXH đóng góp vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương, góp phần để tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành mục tiêu giảm nghèo qua từng giai đoạn. Là nền tảng để NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục bước tiếp trên con đường phát triển, phát huy vai trò cũng như sứ mệnh của một Ngân hàng vì người nghèo và các đối tượng chính sách với khẩu hiệu hành động “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển của đất nước.

Trần Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data