agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị 40-CT/TW: Vì dân - Đảng nhân lên sức mạnh (Kỳ 1)

Như Thuỳ
Như Thuỳ  - 
Vốn luôn là trở ngại lớn nhất đối với các hộ dân vùng khó khăn mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Yên... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trở ngại này từng bước được tháo gỡ nhờ tín dụng chính sách với các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa. Qua đó, đóng góp tích cực vào kết quả giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
aa

Kỳ 1: Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển

Đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng

Những năm trước, buôn Học, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên có đến hơn 90% hộ nghèo. Từ thực tế này, tổ tiết kiệm và vay vốn, hội đoàn thể và chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động bà con mạnh dạn vay vốn từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

8 năm trước, gia đình Hving Y Kết thuộc diện hộ nghèo, thường xuyên thiếu ăn. Nhưng giờ đây, gia đình anh đã có cuộc sống mới, không còn cảnh phải chật vật ngược xuôi vay mượn, nợ nần như trước. Đàn bò của vợ chồng Y Kết nay đã có gần chục con, trị giá cả trăm triệu đồng. Tài sản này, không hề nhỏ đối với vợ chồng trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

“Nhà mình nghèo lắm, lúc chưa có vốn vay thiếu trước hụt sau. Nhờ có trưởng thôn kết nối mình được vay vốn 10 triệu đồng mua 2 con bò. Gia đình cứ tích luỹ dần dần, qua các năm, nhờ nuôi bò đã thoát được cái nghèo, con cái có được cái ăn cái mặc đủ đầy”, anh Hving Y Kết giải bày trong niềm vui mừng.

Vợ chồng anh Hving Y Kết chăm sóc đàn bò. Ảnh: Như Thuỳ
Vợ chồng anh Hving Y Kết chăm sóc đàn bò. Ảnh: Như Thuỳ

Từ nguồn vốn vay hỗ trợ nhà ở 50 triệu đồng cùng 25 triệu vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng 2/2024, gia đình Mo Lô Hờ Lon xây dựng được căn nhà sàn khang trang. “Trước đây, cuộc sống khó khăn tôi cùng với 3 chị em gái phải sống cùng bố mẹ trong căn nhà nhỏ ọp ẹp, xuống cấp. Đời sống sinh hoạt bất tiện, nhất là vào mùa mưa. Được ở trong căn nhà sàn mới, vợ chồng tôi không giấu khỏi niềm vui mừng khi cuộc sống hai vợ chồng đã dần đổi thay, tốt đẹp hơn”, Mo Lô Hờ Lon phấn khởi nói.

Căn nhà sàn khang trang của chị Mo Lô Hờ Lon. Ảnh: Như Thuỳ
Căn nhà sàn khang trang của chị Mo Lô Hờ Lon. Ảnh: Như Thuỳ

Tương tự các trường hợp khác được giải ngân 80 triệu đồng được vay, anh Đặng Thân Hoàng Bửu, phường Xuân Yên, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cùng vợ sử dụng để thu mua hải sản và nuôi tôm đã giúp gia đình nhỏ này có cuộc sống ổn định hơn. Nhớ lại những ngày gian khó, giờ đã dần vượt qua, anh Bửu chia sẻ: “Tín dụng chính sách xã hội là bước đệm để giúp gia đình nhỏ của tôi vươn lên trong cuộc sống. Tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, NHCSXH, địa phương cùng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đã quan tâm, tạo điều kiện cho gia đình tôi”.

“Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, trong 10 năm qua, Phú Yên đã triển khai hơn 20 chương trình tín dụng chính sách như: cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hỗ trợ tạo việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được triển khai thực hiện đến 110 xã, phường, thị trấn, trong đó tập trung ưu tiên cho vay ở vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó khăn giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của người dân đặc biệt là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến đúng đối tượng hưởng thụ, nhanh chóng, kịp thời, từ đó tạo được niềm tin và được nhân dân đồng tình ủng hộ”.

Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển

Ea Lâm là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, với phần lớn dân số là đồng bào DTTS. Trước đây, bà con chủ yếu làm lúa rẫy, sắn, hoa màu thu nhập bấp bênh nên phần lớn hộ dân phải mua gạo với giá cao; thường xuyên xảy ra thiếu đói giáp hạt. Lợi dụng điều này, các đối tượng phản động dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, cho tiền để lôi kéo người dân tham gia biểu tình, gây rối chống đối Đảng, chính quyền… gây nhiều bất ổn chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên phối hợp chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả nguồn vốn chính sách đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS nơi đây thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Xuất phát từ 30 triệu đồng vay NHCSXH, anh Y Nuôi đã thuê máy cày, san ủi đất làm ruộng. Có đất trồng lúa nước, gia đình anh không còn lo lắng việc phải mua gạo từng bữa. Từ đó, từng bước phát triển kinh tế ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Anh Y Dót ở xã Ea Lâm cũng là một trong những hộ nghèo được vay nguồn vốn vay 50 triệu đồng mua bò về nuôi. Đến nay, đàn bò của anh đã có 5 con. Được tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi, Y Dót đã quyết tâm thoát nghèo. Cuộc sống gia đình Y Dót từng ngày khắm khá hơn.

Từ tấm gương Y Nuôi, Y Dót, hàng chục hộ dân ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh đã mạnh dạn vay vốn CSXH để trồng lúa nước. Nhờ đó nhiều hộ đã không còn cảnh thiếu ăn, buôn làng nâng cao đoàn kết, ổn định đời sống và không nghe, không tin theo lời lôi kéo chống phá Đảng, Nhà nước như trước.

Người dân xã Ealâm, huyện Sông Hinh vui mừng thu hoạch lúa nước. Ảnh: Như Thuỳ
Người dân xã Ealâm, huyện Sông Hinh vui mừng thu hoạch lúa nước. Ảnh: Như Thuỳ
Chỉ thị 40-CT/TW thúc đẩy miền núi tỉnh Phú Yên phát triển từng ngày. Ảnh: Như Thuỳ
Chỉ thị 40-CT/TW thúc đẩy miền núi tỉnh Phú Yên phát triển từng ngày. Ảnh: Như Thuỳ

Ông Trương Văn Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Yên cho biết: “Bà con vùng đồng bào DTTS trong tỉnh đã được tiếp cận và được vay hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và hỗ trợ việc làm. Chính vì vậy bà con rất phấn khởi, yên tâm và phấn đấu lao động sản xuất để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của mình; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, thông qua chương trình chính sách ưu đãi từ nguồn vốn thực hiện theo Chỉ thị 40-CT/TW, bà con tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”.

Như Thuỳ

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data