Chỉ số năng lực quản trị tài chính: Thước đo năng lực cạnh tranh của DN
![]() | Chủ động vận dụng tốt để cạnh tranh hơn |
![]() | Ra mắt Hiệp hội các nhà Quản trị tài chính Việt Nam |
Được biết, chỉ số này là quan trọng nhất trong bộ chỉ số đánh giá năng lực của DN và cũng là cơ sở chủ yếu để các nhà quản lý DN nắm rõ được năng lực DN của mình.
![]() |
Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp |
TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2018 chuẩn bị kết thúc với những tín hiệu của nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Điều này được minh chứng bằng việc 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao đã hoàn thành, trong đó, dự kiến có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra.
Về kinh tế vĩ mô, chúng ta có tăng trưởng cao, kiểm soát lạm phát tốt… tổng thể sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam đã tốt hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, chỉ số thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam dù là tiến bộ so với chính mình nhưng đang có dấu hiệu tụt giảm so với các nước trong khu vực và trong cuộc đua toàn cầu.
Cụ thể, WB đánh giá năng lực cạnh tranh thể chế của Việt Nam tụt 1 hạng, còn Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tụt 4 hạng… Đặc biệt, khoảng cách về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nền kinh tế hàng đầu trong ASEAN ngày càng xa, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Trong năm 2018 vẫn có tới gần 60% DN Việt đang trong tình trạng kinh doanh không có lãi, không phát sinh thu nhập DN. Điều đó cho thấy bức tranh về tài chính của DN Việt chưa được cải thiện nhiều. Lợi nhuận thấp thì không thể nói DN có sức cạnh tranh cao.
Do đó, năng lực cạnh tranh nhìn chung chưa được cải thiện nhiều, nếu chưa muốn nói đang yếu đi so với các đối thủ khác. Đây là yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết triệt để trong việc phấn đấu đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 nền kinh tế hàng đầu ASEAN.
Cần nhìn nhận, khi đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì năng lực cạnh tranh của DN chính là thước đo. Nếu ví Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI như hàn thử biểu đo chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, thì Chỉ số đánh giá về quản lý tài chính, kinh doanh sẽ phản ánh chân thực sức khỏe của DN.
Qua đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm kiếm được những thông số để làm cho chính sách ngày một gần hơn với thực tế và phù hợp hơn với tốc độ phát triển như vũ bão của môi trường kinh doanh.
Trải qua 5 năm thực hiện, chương trình đã khảo sát, đánh giá hơn 5.000 DN niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam. Hàng năm, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra những DN có năng lực quản trị tài chính tốt để vinh danh và trao chứng nhận.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
