agribank-vietnam-airlines

Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

P.L
P.L  - 
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa phiên hôm qua (8/5), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều.
aa
[Infographic] Bán lẻ hàng hóa 4 tháng năm 2024 Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và kim loại. Trong khi đó, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp. Chốt ngày, lực bán áp đảo kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều suy yếu 0,55% xuống 2.288 điểm, đứt chuỗi hồi phục 3 ngày liên tiếp trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng ghi nhận sụt giảm nhẹ, đạt gần 4.700 tỷ đồng.

Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi
Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi

Giá lúa mì quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh 9 tháng

Với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt ghi nhận mức giảm trên 1%, nhóm nông sản dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường trong ngày hôm qua. Trong đó, giá lúa mì quay đầu giảm mạnh sau khi đạt mức cao nhất trong 9 tháng vào hồi đầu tuần.

Thị trường đang tập trung vào tình hình phát triển lúa mì vụ đông ở các nước sản xuất lớn phía bắc bán cầu. Những thay đổi về thời tiết là nguyên nhân chính dẫn tới những biến động mạnh mẽ của giá lúa mì trong vài tuần qua.

Reuters dẫn lại nguồn tin địa phương cho biết, mưa lớn xuất hiện ở các khu vực bị khô hạn ở phía nam của Nga đã xoa dịu bớt những lo ngại về thiệt hại đối với lúa mì. Trước đó vài ngày, một trong những vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu của Nga, Voronezh, đã báo cáo về tình trạng khẩn cấp vì sương giá đang ảnh hưởng tới cây trồng, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết.

Mưa xuất hiện ở thời điểm này có ý nghĩa quan trọng không chỉ với triển vọng năng suất mùa vụ mà còn ảnh hưởng tới tâm lí thị trường sau khi giá đã vừa trải qua một đợt tăng mạnh. Thông tin trên cùng với áp lực chốt lời đã khiến củng cố lực bán đối với lúa mì.

Ngoài ra, Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên phê duyệt tính an toàn của lúa mì biến đổi gen. Quyết định này của quốc gia tiêu thụ lúa mì hàng đầu thế giới được đưa ra nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực nội địa. Thông tin này cũng đã gây sức ép lên giá lúa mì Mỹ trên Sở Chicago.

Ngô dẫn đầu đà giảm của nhóm nông sản trong phiên hôm qua. Bên cạnh áp lực từ diễn biến của giá lúa mì, giá ngô cũng chịu áp lực do tâm lý chốt lời của thị trường trước báo cáo cung - cầu được Bộ Nông nghiệp Mỹ phát hành vào 23h đêm thứ Sáu tuần này (10/5).

Triển vọng mùa vụ ngô của Mỹ là số liệu được quan tâm nhất trong báo cáo này. Giới phân tích dự đoán tồn kho ngô Mỹ cuối niên vụ 2024-2025 sẽ cao hơn so với niên vụ hiện tại, với kỳ vọng lạc quan về năng suất cây trồng.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (8/5), giá chào bán ngô Nam Mỹ về cảng Việt Nam được điều chỉnh tăng nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao quý III năm nay dao động quanh mức giá 6.500 - 6.700 đồng/kg. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng 50 - 100 đồng/kg so với cảng Cái Lân.

Tồn kho giảm kéo giá dầu phục hồi

Giá dầu đảo ngược lại mức giảm trong nửa đầu phiên giao dịch ngày 8/5, chốt ngày phục hồi trở lại với dầu WTI tăng 0,78% lên sát 79 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,51% lên 83,58 USD/thùng.

Yếu tố hỗ trợ chính đến từ lo ngại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong cuộc họp tháng 6. Đồng thời, sự sụt giảm tồn kho dầu thương mại Mỹ trong tuần trước cũng đã thúc đẩy lực mua.

Giá dầu giảm vào nửa đầu phiên giao dịch trong bối cảnh Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo sản lượng năm 2024 thêm 110.000 thùng/ngày lên 102,76 triệu thùng/ngày trong báo cáo mới nhất, trong khi hạ nhẹ dự báo nhu cầu.

Tuy nhiên, giá dầu đã đảo chiều tăng trở lại ngay sau báo cáo trạng thái nhiên liệu hàng tuần của EIA. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 1,36 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/5, trái với công bố tăng 0,5 triệu thùng của Viện dầu khí Mỹ (API) trước đó. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng ít hơn so với công bố của API với mức lần lượt 915.000 thùng/ngày và 560.000 thùng/ngày. Hoạt động lọc dầu và xuất khẩu mạnh hơn đã khuyến khích tồn kho dầu thô giảm nhẹ, giúp giảm bớt lượng tồn kho lớn trong tuần trước.

Ngoài ra, một số tổ chức ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs nhận thấy OPEC+ khó có thể tăng sản lượng tại cuộc họp tháng 6. Đơn vị cho biết mô hình của họ hiện chỉ ước tính 37% khả năng xảy ra quyết định tăng sản lượng của OEPC+ vào tháng tới, và nguồn cung dầu thô của Saudi sẽ không thay đổi ở mức 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7, so với dự báo 9,2 triệu thùng/ngày trong dự báo trước đó. Kỳ vọng này cũng đã giúp hỗ trợ cho giá dầu.

Goldman vẫn kỳ vọng giá dầu thô Brent kỳ hạn sẽ duy trì ở mức từ 75 đến 90 USD/thùng trong hầu hết các kịch bản và dự báo giá sẽ đạt trung bình 82 USD vào năm 2025.

Cũng góp phần thúc đẩy lực mua gia tăng trên thị trường, chính quyền Mỹ đã tăng mức giá mà họ sẵn sàng trả để lấp đầy kho dự trữ dầu khẩn cấp (SPR), lên tới 79,99 USD/thùng so với mức trần không chính thức trước đó là khoảng 79 USD/thùng.

P.L
MXV

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data