Chỉ sau hơn 1 năm TP.HCM thu phí hạ tầng cảng biển hơn 2.800 tỷ đồng
Theo đó, tính từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2023, TP.HCM đã thu được tổng số tiền hơn 2.800 tỷ đồng từ đề án thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (thu phí hạ tầng cảng biển) trên địa bàn TP.HCM. Như vây, mỗi ngày ngành giao thông TP.HCM thu được hơn 6 tỉ đồng phí hạ tầng cảng biển.
![]() |
TP.HCM áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển đối đối với xe ra các cảng trên địa bàn từ tháng 4/2022 |
Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM từ ngày triển khai việc thu phí đến nay, hệ thống thu phí đến nay vận hành ổn định, đảm bảo thông suốt và công khai minh bạch. Hệ thống thu phí hiện có trên 61.400 doanh nghiệp đăng ký, bình quân hàng ngày khoảng từ 2.000 đến 3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp, số lượng tờ khai phát sinh đến nay là trên 2,4 triệu tờ. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành nghĩa vụ nộp phí.
Việc thu phí hạ tầng cảng biển được UBND TP.HCM triển khai theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về ban hành mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM.
Toàn bộ phí thu được nộp vào ngân sách, góp một phần vào ngân sách để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông có kết nối vào cảng biển. Căn cứ Đề án thu phí, HĐND TP.HCM đã thông qua Danh mục các dự án trọng điểm kết nối hạ tầng giao thông khu vực cảng biển gồm 27 công trình được sử dụng từ nguồn thu phí.
Theo nghị quyết HĐND TP.HCM sau một năm thực hiện đề án, UBND TP.HCM đánh giá lại tình hình thu phí và chi phí phục vụ công tác thu phí để xác định tỷ lệ trích để lại cho phù hợp trình HĐND xem xét, quyết định với mức hiện tại mức trích để lại tối đa không quá 1,5%.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng trong quá trình triển khai thực hiện việc thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khấu cảng biển trên địa bàn thành phố có một số vấn đề phát sinh việc miễn, giảm phí theo quy định nên dẫn đến số thu phí giảm và số tiền được trích để lại cũng giảm theo, đồng thời, phát sinh các khoản chi phí tăng trong năm 2023 như chi phí về hạ tầng công nghệ thông tin, chi phí cho các doanh nghiệp phục vụ công tác thu phí, tăng mức lương cơ sở…
“Như vậy, với tỷ lệ để lại 1,5% trên tổng số thu phí theo quy định tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND không đủ để đảm bảo chi phí phục vụ công tác thu phí. Do đó, để đảm chi phí cho hoạt động thu phí của năm 2023, sau một năm thực hiện Đề án, Sở Giao thông Vận tải đề xuất UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM sửa đối, bổ sung quyết số 10/2020/NỌ-HĐND, trong đó, đề xuất tỷ lệ trích để lại từ năm 2023 là 2.3% trên tổng số phí thu được”, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
