Chậm tiến độ gây lãng phí
![]() | Bỏ hoang đất “vàng” |
![]() | M&A bất động sản thu hút nhà đầu tư ngoại |
![]() | Nghiên cứu kỹ khi quyết định đầu tư |
Thu hút nhà đầu tư
Thời gian qua, Nghệ An đã đẩy mạnh cải cách chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo đà chuyển biến cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án ưu đãi về chính sách đầu tư đã được ký kết, thực hiện. Tuy nhiên, qua kiểm tra, nhiều dự án vẫn chây ì, tiến độ thi công vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến dư luận bức xúc.
Là địa phương có nhiều tiềm năng cũng như lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Nghệ An đã không ngừng kiêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước về lựa chọn, khảo sát triển khai các dự án. Công tác gặp gỡ, mời gọi các DN, tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư trên địa bàn cũng được đốc thúc thực hiện. Bên cạnh đó, Nghệ An cũng đã không ngừng đẩy mạnh cải cách chính sách thu hút đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục, giấy phép hoạt động cho DN khi về với địa phương. Cùng với đó, nhiều ưu đãi về thuế, quỹ đất… để thu hút DN cũng được triển khai đồng bộ.
![]() |
Nhiều dự án tại thị xã Cửa Lò vẫn đang chậm triển khai xây dựng |
Cũng trong những năm qua, việc cải thiện môi trường đầu tư luôn được tỉnh Nghệ An quan tâm, tạo mọi điều kiện để thu hút DN trong và ngoài nước. Công tác giải phóng mặt bằng, mở rộng quỹ “đất sạch” cũng được Nghệ An chỉ đạo các sở, ban, ngành nhanh chóng triển khai tại các khu công nghiệp đã được quy hoạch. Nhiều dự án có số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cũng đã được triển khai xây dựng và nhanh chóng đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, việc nâng cao công tác thẩm định, sàng lọc năng lực của nhà đầu tư được các cơ quan chức năng tiến hành một cách chặt chẽ. Qua đó, nhiều hồ sơ đăng ký đầu tư ban đầu đã bị loại bỏ nhằm tránh tình trạng xảy ra dự án treo, gây bức xúc cho nhân dân cũng như chính quyền địa phương mà dư luận đã phản ánh trong thời gian qua. Chính vì vậy, tình trạng DN không đủ năng lực về tài chính tham gia đăng ký đầu tư vào các dự án ngày càng giảm.
Qua đó, trong những năm gần đây, Nghệ An cũng được các tổ chức, DN đánh giá là môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng. Chính vì vậy, nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn Hoa Sen, Tổng công ty liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (Tập đoàn VSIP), Tổ hợp liên doanh nhà thầu EPC do Doosan Hàn Quốc, Tập đoàn The Vissai, Tập đoàn Hemaraj của Thái Lan… cũng đã và đang triển khai các dự án đầu tư tại Nghệ An trong thời gian qua.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì trong 6 tháng đầu năm 2017, Nghệ An đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 68 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 9.064,5 tỷ đồng; điều chỉnh cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng 544,89 tỷ đồng. Nhiều dự án bước đầu đã vận hành, đi vào hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Ngoài ra, các dự án khi đi vào hoạt động sẽ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mình, từng bước khẳng định thương hiệu, uy tín của đơn vị khi đầu tư vào Nghệ An.
Lãng phí tài nguyên
Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn Nghệ An vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đã cam kết ban đầu. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An thì thời gian qua trên địa bàn vẫn còn xuất hiện các dự án giữ đất, chậm đầu tư, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, kìm hãm sự phát triển của địa phương.
Đơn cử, ngay trên địa bàn thị xã Cửa Lò còn có hàng chục dự án dịch vụ và nghỉ dưỡng chậm tiến độ như: Khu Liên hợp khách sạn du lịch và biệt thự chung cư cao cấp thị xã Cửa Lò; BMC Cửa Lò PLAZA; Bến cảng Hà Dung; Khu khách sạn nhà nghỉ của CTCP du lịch Hà Nội; Khu nghỉ dưỡng sông Hồng; Khu chung cư và biệt thự cao cấp kết hợp thương mại dịch vụ; Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân; Hội Phát triển hợp tác Việt - Lào - Campuchia và Ngân hàng Công thương - chi nhánh Cửa Lò; Trung tâm chăm sóc người cao tuổi.
Cụ thể như Dự án cảng cầu tàu và cảng cá – Công ty TNHH Hà Dung có tổng mức đầu tư hơn 94 tỷ đồng, diện tích quy hoạch cả 2 vị trí gần 30.000 m2, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2009. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, dự án này mới chỉ thực hiện được một số hạng mục dang dở. Hay như tại dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng do Công ty TNHH Đầu tư thương mại Bảo Khánh Hamico làm chủ đầu tư, được tỉnh cấp phép xây dựng năm 2013 hiện đã xây dựng hạ tầng và đang hoàn thiện các căn hộ biệt thự liền kề. Thế nhưng, qua kiểm tra thì tốc độ triển khai vẫn khá chậm chạp...
“Trước mắt, thị xã sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra thực tế các dự án chậm tiến độ và không có đủ năng lực về tài chính để triển khai như kế hoạch đã đề ra. Nếu dự án chậm tiến độ, có dấu hiệu giữ đất mà không triển khai thực hiện, chúng tôi sẽ đề xuất thu hồi để nhường cho các nhà đầu tư khác, tránh gây lãng phí đất”, ông Doãn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết.
Cũng liên quan đến các dự án đầu tư chậm tiến độ, 25 dự án xin thuê đất để đầu tư sản xuất - kinh doanh với tổng diện tích 95,73 ha trên địa bàn thị xã Hoàng Mai suốt nhiều năm qua nhưng không triển khai thực hiện. Trong số đó có 13 dự án thuộc lĩnh vực Công - Thương nghiệp với diện tích đất thuê là 51,78 ha; 9 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ với diện tích thuê hơn 17 ha; 2 dự án thuộc lĩnh vực Y tế - Giáo dục & Đào tạo có diện tích thuê đất 26,4 ha. Tất cả các dự án nói trên có tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng nhưng tiến độ thực hiện không theo như kế hoạch đưa ra…
Tại các cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có chỉ đạo các cơ quan liên quan cùng với địa phương phải tiến hành rà soát, kiểm tra tiến độ thi công của từng đơn vị. Từ năm 2014 đến năm 2017 đã thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành và đã kiểm tra 357 dự án; Trong đó năm 2014 đã kiểm tra 75 dự án, năm 2015 kiểm tra 74 dự án, năm 2016 kiểm tra 103 dự án, năm 2017 kiểm tra 105 dự án.
Qua kiểm tra, các đoàn kiểm tra liên ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi, hủy bỏ 62 dự án; 88 dự án đang trong thời gian gia hạn; 29 dự án đã hết hạn, đang trong quá trình xem xét thu hồi; 47 dự án đang triển khai bình thường; 84 dự án đang tiến hành kiểm tra lại. Tuy nhiên, để tránh lãng phí nguồn tài nguyên của nhà nước, nhất là tại các vị trí đất “vàng” trên địa bàn các đô thị hiện nay thì công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn nữa. Điều này cũng góp phần giảm thiểu “tiền lệ xấu” đối với các DN đã được chấp thuận đầu tư rồi cố tình “găm đất” không thi công theo kế hoạch đề ra.
Tin liên quan
Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài
