Cập nhật thị trường tiền tệ tuần từ 8-12/4/2019
Trên thị trường tiền tệ, lãi suất tăng trên liên ngân hàng và ổn định ở thị trường 1. Trong tuần qua, các giao dịch chủ yếu diễn ra ở kênh tín phiếu với 17.001 tỷ đồng đáo hạn và 10.200 tỷ đồng được bán ra. Kênh thị trường mở OMO không phát sinh giao dịch mới và có 196 tỷ đồng đến hạn, số dư OMO lần đầu tiên trở về 0 sau gần 5 tháng.
Tính chung lại, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua thị trường mở 6.606 tỷ đồng. Dù vậy, thanh khoản VND của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu căng thẳng, các ngân hàng thương mại tiếp tục phải bán lượng khá lớn USD về Ngân hàng Nhà nước để cải thiện nguồn VND. Lãi suất trên liên ngân hàng nhích tăng 20-40 điểm cơ bản, lên mức 4,37%/năm với kỳ hạn qua đêm và 4,4%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trên thị trường 1, lãi suất huy động duy trì ở mức 4,3-5,5%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,5-7,5% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo văn bản sửa đổi Thông tư 36 với 2 điểm thay đổi lớn nhất là: Tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 40% hiện tại xuống 35% (từ 1/7/2020) và 30% (từ 1/7/2021) hoặc 37% (từ 1/7/2020) và 34% (1/7/2021), và 30% (1/7/2022); Thu hẹp phạm vi các khoản vay có thế chấp bằng nhà ở được áp dụng hệ số rủi ro 50% và tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 150% với các khoản vay tiêu dùng từ 3 tỷ đồng trở lên.
Đây là những bước cụ thể hóa thông điệp nhất quán mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra giai đoạn gần đây và để đáp ứng các yêu cầu này, các ngân hàng thương mại cần tăng vốn tự có, điều chỉnh cấu trúc cho vay, gia tăng huy động vốn trung dài hạn. Trong đó, giải pháp dễ thực hiện nhất vẫn là tăng huy động vốn trung dài hạn thông qua chính sách lãi suất - một lý do chính để lãi suất huy động sẽ vẫn duy trì ở mức cao, không loại trừ khả năng có thể tăng hơn.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá VND tiếp tục đi ngang. Tỷ giá USD/VND giữ nguyên mức 23.150/23.250 trên ngân hàng và giảm 5 đồng/USD ở chiều mua vào, không đổi ở chiều bán ra trên thị trường tự do, ở mức 23.195/23.210.
Tỷ giá trung tâm tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 8 đồng/USD lên mức 22.996 đồng/USD. Có thể thấy, so với sự biến động mạnh của các đồng tiền khác trong khu vực trong hơn 1 năm trở lại đây, VND có độ ổn định khá cao, là một trong những yếu tố quan trọng gia tăng sự hấp dẫn đối với dòng vốn quốc tế tới Việt Nam.
Trong bối cảnh cung cầu USD vẫn khá thuận lợi, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức cao và môi trường quốc tế không có nhiều biến động, VND sẽ duy trì dao động quanh mức 23.200 đồng/USD.
![]() |
Chênh lệch lãi suất qua đêm với diễn biến tỷ giá |
![]() |
Diễn biến giá dầu và giá vàng; tỷ giá các đồng tiền trong khu vực so với USD từ 1/1/2018 |
Trên thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP), lãi suất TPCP không đổi trên sơ cấp và tăng trên thứ cấp. Trong tuần, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 4.000 tỷ đồng với 4 kỳ hạn 7,10,15 và 30 năm. Sau 3 tuần ảm đạm trước đó, tỷ lệ trúng thầu tuần này đã tăng lên mức 70%, tức 2.800 tỷ đồng trong đó có 2.600 tỷ trúng thầu là của kỳ hai 10 và 15 năm, 200 tỷ còn lại là của kỳ hạn 30 năm.
Lãi suất trúng thầu của cả 3 kỳ hạn đều không đổi so với phiên trúng thầu gần nhất, lần lượt là 4,72%/năm; 5,06%/năm và 5,85% với kỳ hạn 10,15 và 30 năm.
Kỳ hạn 7 năm không phát hành thành công do lãi suất kỳ vọng vẫn duy trì ở mức 4,3%-5,05%, cao hơn lãi suất trúng thầu phiên gần nhất cách đây 6 tuần là 4,05%/năm và lãi suất cùng kỳ hạn trên thứ cấp (4,17%/năm).
![]() |
Thanh khoản sụt giảm của các ngân hàng khiến cho lợi tức trên thị trường thứ cấp tăng 13-17 điểm cơ bản ở kỳ hạn dưới 5 năm, tăng 8 điểm cơ bản ở kỳ hạn 5 năm và gần như không đổi ở các kỳ hạn còn lại. Cụ thể, mức lợi tức hiện tại của các kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm là 3,36%; 3,64%; 3,92%; 4,76% và 5,08%.
Tổng giá trị giao dịch tuần là 48 nghìn tỷ đồng, +14% so với tuần trước. Khối ngoại quay đầu bán ròng sau 3 tháng liền mua ròng, giá trị bán ròng là 665 tỷ đồng trong đó bán ròng 837 tỷ đồng kỳ hạn 25-30 năm và 103 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm, mua ròng 258 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm, 16 tỷ đồng kỳ hạn 3-5 năm.
Như đã phân tích ở các báo cáo trước, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm khiến Kho bạc Nhà nước không cần phải đẩy mạnh phát hành, lãi suất nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trên sơ cấp. Trong khi đó, lợi tức TPCP trên thứ cấp hiện tại đang bị tác động bởi tình hình thanh khoản của các ngân hàng, chịu áp lực tăng ở các kỳ hạn ngắn.
![]() |
Lãi suất trúng thầu trên thị trường sơ cấp; khoảng đặt thầu kỳ hạn 10 năm |
![]() |
KLGD và lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp; Giao dịch của NĐTNN theo tuần từ 1/1/2019 |
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4
