Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo
Tuy nhiên, diễn đàn Hacker mũ trắng (WhiteHat) cảnh báo, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh sống ảo tích hợp AI có thể là những “cái bẫy công nghệ”. Theo đó, khi cài đặt ứng dụng, người dùng có thể bị yêu cầu cấp quyền truy cập vào ảnh, camera, bộ nhớ thiết bị và thậm chí cả dữ liệu cá nhân khác. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, thông tin cá nhân của người dùng có thể bị thu thập và sử dụng với mục đích không mong muốn. Một nguy cơ khác là giả mạo và cài cắm mã độc. Các ứng dụng giả mạo BeautyCam có thể chứa mã độc, gây nguy cơ đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc bị tấn công mạng.
Thực tế, việc lừa đảo thông qua các công nghệ AI không còn quá xa lạ mà đã được cảnh báo rất nhiều trong thời gian gần đây, nhất là từ phía các nhà băng. Đơn cử như lừa đảo bằng công nghệ deepfake - một nhánh nổi bật của AI. Nhờ khả năng tái tạo âm thanh và hình ảnh của một người với độ chính xác cao, kẻ gian có thể giả mạo các nhà lãnh đạo trong các cuộc họp trực tuyến, hoặc dựng lên các video, cuộc gọi nhằm lừa đảo tài chính.
Theo các chuyên gia, dù sử dụng công nghệ AI hay các chiêu thức mới nhưng mục đích cuối cùng của kẻ gian vẫn là đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Những hình thức lừa đảo vốn chỉ là “bình mới, rượu cũ” nhưng vẫn khiến người dùng sập bẫy. Mới đây, một người phụ nữ tại Thanh Hóa vì nghe lời đối tượng giả mạo công an, tải app dịch vụ công giả mạo, chụp ảnh 2 mặt thẻ ngân hàng và nhập mã xác nhận. Ngay sau đó, tài khoản của chị lập tức bị trừ 70 triệu đồng.
Trước tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, các ngân hàng đưa ra khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản. Theo đó, chỉ tải ứng dụng từ các nguồn chính thống như Google Play hoặc App Store, tuyệt đối không cung cấp OTP, mã PIN Soft Token, mật khẩu cho bất kỳ ai. Bên cạnh đó, không chia sẻ giấy tờ tùy thân, hình ảnh gương mặt hoặc gọi video với người lạ; cẩn trọng với các cuộc gọi lạ, chỉ nhận hướng dẫn từ kênh chính thức.
Về phía cơ quan quản lý, NHNN cũng đã có nhiều quy định đối với các TCTD trong hoạt động nhằm tăng cường bảo vệ người dùng các dịch vụ ngân hàng. Một trong số đó là chiến dịch “xác thực sinh trắc học” theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng; Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng… Theo đó, kể từ ngày 1/1/2025, khách hàng chưa cập nhật/đối chiếu thông tin sinh trắc học sẽ chỉ được giao dịch tại quầy, còn lại sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền…) và giao dịch chuyển/rút tiền tại ATM. Đối với khách hàng có giấy tờ tùy thân hết hạn sẽ tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền từ tài khoản thanh toán, thẻ trên mọi kênh.
Để đáp ứng các quy định trên, trong thời gian qua, các ngân hàng đã rốt ráo vào cuộc, tổng lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học. Theo số liệu mới nhất tính đến tháng 2/2025, có 95,2 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiến sinh trắc học. Các chuyên gia đánh giá, việc xác thực sinh trắc học như tạo thêm một lá chắn thép để bảo vệ khách hàng trước những thủ đoạn lừa đảo tài chính tinh vi hiện nay. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng nhấn mạnh, việc khó khăn nhất hiện nay đối với các ngân hàng là không thể kiểm soát được việc tự bảo vệ thông tin của khách hàng. Thống kê từ những vụ việc đáng tiếc xảy ra thời gian qua cho thấy, tất cả thông tin kẻ gian khai thác được là do chủ tài khoản tự cung cấp và tự thực hiện giao dịch trên tài khoản của mình. Như vậy có thể thấy, dù cho ngân hàng có chủ động trong nâng cấp an toàn bảo mật hệ thống bao nhiêu thì rủi ro vẫn có thể xảy ra do vấn đề còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính chủ tài khoản.
Chính vì vậy, người dân cần ý thức việc bảo mật dữ liệu cá nhân của mình. Không được cung cấp các thông tin cá nhân của mình cho bất cứ đối tượng nào, nhất là qua điện thoại, Zalo, Facebook và các mạng xã hội. Người dân cần xác định thông tin của mình là thông tin bí mật, mình chỉ có trách nhiệm cung cấp khi thấy đảm bảo an toàn.
Trong thời gian tới, về phía NHNN sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm bảo mật hoạt động thanh toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông và giáo dục tài chính để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách an toàn, hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ
