Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
Cần thống nhất quy trình tăng vốn
Thông tin các doanh nghiệp Hàn Quốc đang quan tâm đến lĩnh vực năng lượng và thương mại tại Việt Nam, song ông Kim Han-Yong cũng chỉ ra những quan ngại và khó khăn về quy trình thủ tục trong quá trình đầu tư.
Như trong trường hợp thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC), đại diện KoCham cho rằng, các văn bản luật liên quan không có quy định rõ ràng, nhưng cơ quan có thẩm quyền như Sở KH&ĐT đang hiểu là “đầu tiên phải chuyển đủ vốn tăng, sau đó trong vòng 10 ngày phải thay đổi ERC”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ có một số cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu nộp “hồ sơ xác nhận của ngân hàng để chứng minh vốn điều lệ đã được nộp đủ” khi xin cấp ERC và cũng sẽ có một số cơ quan có thẩm quyền cho sửa đổi ERC mà không cần giấy xác nhận của ngân hàng.
![]() |
Môi trường đầu tư thông thoáng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Trong trường hợp nhà đầu tư xin tăng vốn, sẽ nảy sinh sự bất đồng về quan điểm giữa cơ quan cấp ERC và ngân hàng về việc có thể thực hiện “nộp tiền trước, sửa đổi sau” hay “sửa đổi trước, nộp tiền sau”. Thực tế các ngân hàng thường có các quy định rõ ràng: đầu tiên doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin sửa đổi ERC trong đó bao gồm nội dung tăng vốn để được chấp thuận chuyển tiền vào tài khoản vốn (ví dụ Ngân hàng Shinhan Việt Nam) và quy định này vẫn đang được áp dụng nghiêm ngặt.
“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục trao đổi thêm với phía ngân hàng về việc phải nộp hồ sơ xin sửa đổi ERC trước hay phải nộp tiền vốn trước trong bối cảnh chưa có những hướng dẫn thực hiện cụ thể nào. Chúng tôi cho rằng, bên ngân hàng vẫn sẽ giữ quan điểm cần phải nộp đủ hồ sơ liên quan trước, bởi vì tính chất của vụ việc là thực hiện giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, nếu hồ sơ điều chỉnh ERC được thực hiện trước khi chuyển tiền thì về nguyên tắc, công ty có thể bị phạt tiền theo Nghị định 50/2016/ NĐ-CP”, ông Kim Han-Yong cho hay.
Sự khác biệt về giấy phép và quy trình thủ tục đã khiến thời gian thực hiện xin tăng vốn bị kéo dài, dẫn đến có trường hợp doanh nghiệp không đủ vốn hoạt động. Chủ tịch KoCham cho rằng, đối với doanh nghiệp, sẽ là thuận lợi nhất nếu không có quy định về thứ tự thực hiện thủ tục chuyển tiền và sửa đổi giấy phép trong quá trình tăng vốn, hoặc giả có bị quy định thì cũng cần rõ ràng về quy trình thực hiện trước-sau.
“Nếu có thể, nên cho phép nộp tiền trước, xin sửa đổi sau. Với trường hợp cần tăng vốn thì cho phép thực hiện song song bước chuyển tiền để doanh nghiệp có thể sử dụng vốn ngay. Như vậy sẽ tạo thuận lợi để doanh nghiệp có thể lập tức ổn định vận hành. Cần cải tiến sao cho việc sửa đổi IRC/ERC liên quan đến tăng vốn là trách nhiệm của doanh nghiệp và họ buộc phải thực hiện sau khi đã có sửa đổi”, ông Kim Han-Yong đề xuất.
Tránh đánh thuế hai lần
Chủ tịch KoCham Việt Nam cũng hy vọng công tác sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế mà Việt Nam đang tiến hành hiện nay sẽ giúp giải quyết các vướng mắc của nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào Việt Nam. Song Chủ tịch KoCham cũng phản ánh, nếu như thời điểm áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế (APA) bị hoãn lại, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ bị rơi vào tình trạng không có gì đảm bảo chắc chắn về thời hạn được chấp thuận, kể cả đã nộp hồ sơ xin APA, do vậy sẽ có lo ngại trong vấn đề mở rộng đầu tư ổn định.
Chính vì vậy theo ông Kim Han-Yong, để tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư tại Việt Nam, việc sửa đổi APA về thời điểm áp dụng nên được bảo lưu và thực hiện theo các quy định trước đây, nhưng xem xét kỹ lưỡng hơn, để tìm kiếm một giải pháp thay thế tốt hơn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc khi áp dụng APA có thể đưa ra một cơ chế giúp quyết định thông qua sự trao đổi giữa hai quốc gia, thông qua đó có thể giúp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về vấn đề thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ và hoàn thuế, đại diện KoCham cho biết, đối với các sản phẩm có áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu. Nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không nộp được giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu, nhưng sau đó nộp bổ sung vẫn không được hoàn lại số tiền thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ đã nộp tại thời điểm nhập khẩu.
Thực tế, có một trường hợp đã báo cáo với KOTRA (Cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc) liên quan đến việc thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm sản xuất tại Trung Quốc đã được đánh vào các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc. Vì vậy, Hiệp hội này kiến nghị Chính phủ cần xây dựng văn bản hướng dẫn luật để có thể hoàn thuế chống bán phá giá hoặc thuế tự vệ đã nộp khi chưa nộp được giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu nhưng sau đó đã nộp bổ sung đối với các sản phẩm có áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại.
“Gần đây, đã có một số cải thiện về các quy định tại Luật Quản lý thuế sửa đổi và sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc. KoCham đề nghị Chính phủ Việt Nam sẽ có những hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo các nội dung này được áp dụng một cách thống nhất trên toàn quốc, đồng thời tổ chức nhiều hơn nữa những buổi hội thảo liên quan để phổ biến các thay đổi này cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam”, ông Kim Han-Yong đề nghị thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
